Trĩ là căn bệnh mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Chính vì thế, việc tìm hiểu cũng như bổ sung kiến thức về bệnh trĩ để có cách phòng tránh và xử lý kịp thời là thực sự cần thiết. Trong bài viết này, sẽ phân tích sâu hơn về các cấp độ của bệnh trĩ.
Các cấp độ của bệnh trĩ
Bệnh trĩ là hiện tượng khi các tĩnh mạch hậu môn bị căng giãn quá mức, xung huyết và phình to, khi đó sẽ tạo thành búi trĩ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, dựa vào mức độ phát triển và các triệu chứng bệnh trĩ mà được chia thành 4 cấp độ dưới đây:
Các cấp độ của bệnh trĩ
1. Các cấp độ bệnh trĩ – Độ 1
Ở cấp độ 1, búi trĩ mới hình thành chưa gây ra nhiều đau đớn và khó chịu.
Triệu chứng bệnh trĩ độ 1
Phần lớn người bệnh nhận biết ra bệnh khi đi đại tiện ra máu và cảm giác vướng cộm ở hậu môn. Còn triệu chứng chảy máu thì thường khá ít, người bệnh thường chỉ phát hiện khi thấy máu dính ít trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân.
Cách điều trị bệnh trĩ độ 1
Bệnh trĩ ở độ 1 còn ở mức độ nhẹ nên sẽ được chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc kem bôi và thay đổi lối sống, chưa cần sử dụng phương pháp phẫu thuật. Ở giai đoạn này, không phải là khó chữa, tuy nhiên vẫn cần phải được điều trị sớm và người bệnh cần kiên trì:
– Dùng thuốc: Sử dụng một số loại thuốc như: Tăng cường sức bền thành tĩnh mạch làm co búi trĩ, thuốc nhuận tràng, thuốc cầm máu trĩ, kem bôi… theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, có thể sử dụng các bài thuốc dân gian như: Lá diếp cá chống viêm, thanh lọc cơ thể; Đương quy bổ máu, nhuận tràng, lưu thông máu huyết; Dầu mù u kháng khuẩn mạnh, làm mô hạt phát triển nhanh, không còn mùi hôi ở vết thương…
– Thay đổi lối sống: Về chế độ ăn uống, cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể như: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, uống nhiều nước… Đồng thời, tránh hoàn toàn đồ ăn cay nóng, chứa chất kích thích như rượu, bia… Bên cạnh đó, nên vận động thường xuyên những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội…
2. Các cấp độ của bệnh trĩ – Độ 2
Ở giai đoạn này, búi trĩ phát triển lớn hơn với kích thước bằng hạt đậu, có khả năng bị sa ra ngoài mỗi khi đi đại tiện nhưng có thể tự co lên được.
Triệu chứng bệnh trĩ độ 2
Người bệnh bị đi ngoài ra máu, đau rát và ngứa ngáy ở vùng hậu môn.
Cách điều trị bệnh trĩ độ 2
– Dùng thuốc: Vì trĩ độ 2 vẫn ở mức độ nhẹ, vì vậy bác sĩ khuyên bệnh nhân nên sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà, cụ thể:
Để chữa trị bệnh trĩ độ 2 người bệnh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua về dùng hoặc thay đổi liều dùng. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại sản phẩm dùng để chữa bệnh trĩ như: thuốc uống, kem bôi trĩ, thuốc đặt hậu môn.
Sử dụng các phương pháp dân gian như: uống hoặc giã vắt nước lá diếp cá, mồng tơi, nghệ tươi hoặc lá trầu không… Bên cạnh đó, kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học như: uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, thể dục đều đặn mỗi ngày…
Bệnh trĩ độ 2 có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
3. Các cấp độ trĩ – Độ 3
Búi trĩ ở cấp độ 3 dễ dàng bị sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, hắt xì hay đứng quá lâu và cần dùng tay để đẩy vào trong hậu môn. Đây là giai đoạn tương đối nghiêm trọng, nếu người bệnh chủ quan không điều trị sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu…
Triệu chứng bệnh trĩ độ 3
Do búi trĩ phát triển lớn hơn nên hiện tượng chảy máu và đau rát hậu môn diễn ra thường xuyên, gây ảnh hưởng khá lớn tới sức khoẻ và sinh hoạt của người bệnh.
Cách điều trị bệnh trĩ độ 3
Bệnh trĩ độ 3 thường phát triển nhanh chóng và sớm trở thành bệnh trĩ độ 4 nếu không được điều trị kịp thời. Thời điểm này bệnh đã chuyển biến nặng nên việc sử dụng thuốc khó mang lại hiệu quả cao. Để điều trị được dứt điểm, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và có thể chỉ định phẫu thuật loại bỏ búi trĩ.
3. Các cấp độ của bệnh trĩ – Độ 4
Đây là cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ, búi trĩ phát triển có kích thước lớn nằm ngoằn ngoèo ngoài rìa hậu môn gây cộm vướng, khó chịu khi sinh hoạt.
Bệnh trĩ độ 4 cần can thiệp bởi các phương pháp ngoại khoa
Triệu chứng bệnh trĩ độ 4
Phân sẽ sót lại sau mỗi lần người bệnh đi đại tiện, tình trạng chảy máu rất nghiêm trọng có thể thành giọt hoặc phun thành tia và hậu môn có nhiều dịch nhầy gây ngứa ngáy, đau rát, cơ thể căng thẳng, mệt mỏi.
Cách điều trị bệnh trĩ độ 4
Bệnh trĩ độ 4 chủ yếu được điều trị bằng phương pháp can thiệp ngoại khoa, nhằm loại bỏ nhanh búi trĩ cũng như các biến chứng. Tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn và thực hiện các phương pháp phù hợp.
Có 3 phương pháp điều trị ngoại khoa được sử dụng phổ biến hiện nay đó là: Thắt búi trĩ, Chích xơ búi trĩ và Phẫu thuật cắt búi trĩ. Điều trị trĩ cấp độ 4 ưu tiên các phương pháp cắt bỏ búi trĩ hoàn toàn, hạn chế đau đớn cũng như tái phát cho người bệnh. Hãy trao đổi với bác sĩ về những mong muốn của mình để có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất.
Trên đây là những thông tin về triệu chứng và cách điều trị các cấp độ của bệnh trĩ, hiện nay hầu hết các phương pháp điều trị tại cơ sở y tế đều không gây đau đớn nhiều và tốn thời gian. Chính vì vậy, người bệnh hãy điều trị kịp thời để tránh tối đa các biến chứng nguy hiểm từ bệnh trĩ.