Bạn bị đau vùng hậu môn khi đi đại tiện hoặc trên giấy vệ sinh xuất hiện các vết đỏ, thì nguy cơ bạn bị nứt kẽ hậu môn là rất cao. Vì xảy ra ở khu vực tế nhị nên nhiều người cảm thấy tự ti, không dám đi khám tại các cơ sở y tế. Dưới đây là những chia sẻ của chúng tôi giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh này.
1. Triệu chứng và nguyên nhân nứt kẽ hậu môn
Nứt hậu môn là tình trạng có vết rách ở niêm mạc hậu môn, thường xảy ra khi cố rặn phân cứng, gây đau rát và chảy máu hậu môn khi đi đại tiện.
1.1. Triệu chứng nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ ở hậu môn thường xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau và khi hậu môn có vết xước nhỏ dài khoảng 0,5 – 1cm khiến cho người bệnh cảm giác đau rát. Một số triệu chứng cụ thể của bệnh như sau:
– Đau dữ dội khi đi đại tiện và hết đau ngay sau đó.
– Vẫn có cảm giác đau sau nhiều giờ đi đại tiện.
– Có dính lượng máu nhỏ trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân.
– Cảm giác ngứa ngáy, đau rát khu vực da quanh hậu môn.
– Có thể quan sát được vết rách ở hậu môn.
– Quanh vết nứt xuất hiện cục u nhỏ.
Cảm giác đau rát hậu môn gây nhiều khó khăn trong quá trình đào thải của cơ thể. Tâm lý sợ đại tiện làm cho bệnh tình nặng hơn, ảnh hưởng tinh thần, gây mất ngủ và cơ thể xanh xao, thiếu sức sống.
Khi xuất hiện những triệu chứng trên kéo dài hơn 8 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Bạn nên chủ động thăm khám để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Hình ảnh minh hoạ nứt kẽ hậu môn
1.2. Nguyên nhân nứt kẽ ở hậu môn
Nứt kẽ vùng hậu môn là bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa do phân cứng dẫn đến khó đẩy chất thải ra bên ngoài, dẫn đến bị táo bón và làm rách lớp da ở hậu môn. Ngoài táo bón còn có một số nguyên nhân khác như:
– Viêm loét đại tràng, viêm xơ trong hậu môn.
– Do hệ sinh hậu môn không đúng cách như dùng giấy vệ sinh quá cứng làm tổn thương vùng da hậu môn.
– Ở phụ nữ, quá trình sinh đẻ cũng gây ảnh hưởng đến khu vực hậu môn.
– Do cơ địa cấu tạo vòng hậu môn nhỏ.
2. Chẩn đoán và điều trị nứt kẽ hậu môn
Nứt hậu môn và trĩ là hai bệnh khác nhau nhưng dễ nhầm lẫn với nhau vì cả hai đều có tình trạng chảy máu ở khu vực hậu môn.
2.1. Chẩn đoán nứt kẽ ở hậu môn
Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên các bước khám lâm sàng và xét nghiệm:
– Khám lâm sàng:
Bác sĩ sẽ đặt các câu hỏi liên quan đến cơn đau và một số thói quen đi đại tiện của người bệnh.
Khám và xem trực tiếp vết thương để chẩn đoán tình trạng tổn thương và đưa ra kết luận là búi trĩ hay nứt kẽ ở hậu môn. Vết nứt đó sẽ giúp bác sĩ tìm ra được nguyên nhân gây bệnh.
– Xét nghiệm:
Để xác định được chính xác bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu làm một số các xét nghiệm nhanh và phân biệt là nứt kẽ ở hậu môn hay các bệnh lý khác:
+ Bác sĩ sẽ đánh giá độ nhảy cảm và lực co thắt vòng cơ bằng cách đo áp lực hậu môn.
+ Nội soi trực tràng cho người có độ tuổi dưới 50.
+ Nội soi đại tràng đối với người cho độ tuổi trên 50 và kiểm tra tổng quát đại tràng do các chức năng tiêu hoá trong cơ thể không còn tốt nữa.
2.2. Điều trị nứt kẽ ở hậu môn
Bệnh nhẹ có thể tự chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà, nhưng nếu có những cơn đau kéo dài thì cần can thiệp bằng cách biện pháp y khoa:
Cách chữa nứt kẽ hậu môn bằng thuốc
– Sử dụng thuốc: Việc dùng thuốc để làm giảm nhanh các cơ đau và giúp vết thương mau lành. Tuy nhiên người bệnh nên đi khám để được bác sĩ tư vấn kê đơn.
Có thể bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc như: thuốc làm mềm phân, thuốc giảm đau chứa thành phần Paracetamol, sử dụng thuốc kháng sinh nếu xuất hiện tình trạng sưng đau, viêm nhiễm, chảy dịch…
-Sử dụng thuốc bôi nứt kẽ hậu môn: Bôi lên vết nứt hậu môn để giúp chống viêm và làm lành tổn thương nhanh.
– Phẫu thuật: Nếu vết thương lâu lành hoặc mắc bệnh mãn tính, bạn cần làm các phẫu thuật để mang lại hiệu quả chữa nứt kẽ ở hậu môn cao hơn. Kể đến một số phương pháp sau:
+ Nong hậu môn giúp nới cơ vòng ở khu vực hậu môn.
+ Phẫu thuật tạo một vết cắt ở lòng trong của cơ vòng, chiều dài tương đương với rãnh nứt, được gọi là phẫu thuật mở cơ vòng hậu môn.
+ Tiểu phẫu cắt vết nứt ở hậu môn rồi bác sĩ sử dụng chỉ để khâu lại. Kỹ thuật này thường kết hợp với mở cơ vòng trong nhưng vẫn cần sử dụng thêm thuốc kháng viêm.
3. Phòng ngừa nứt kẽ hậu môn
Để giảm thiểu các nguy cơ mắc phải nứt kẽ ở hậu môn, các bạn nên duy trì các thói quen sinh hoạt tốt như:
Phòng ngừa nứt kẽ ở hậu môn bằng cách bổ sung nhiều trái cây
– Luôn giữ cho khu vực hậu môn khô thoáng và vệ sinh đúng cách.
– Sử dụng giấy vệ sinh mềm hoặc nước ấm để làm sạch hậu môn.
– Nên duy trì thói quen đại tiện vào một thời điểm cố định trong ngày.
– Tăng cường bổ sung các loại vitamin và chất xơ cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau củ quả tươi tốt cho hệ tiêu hoá như khoai lang, chuối…
– Nên chữa dứt điểm các bệnh về tiêu hoa như táo bón, tiêu chảy.
– Uống nhiều nước mỗi ngày để giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn và làm mềm phân.
Nứt kẽ hậu môn dễ bị nhầm với các bệnh lý nguy hiểm khác. Nếu các cơn đau kéo dài có thể là các bệnh nguy hiểm như ung thư trực tràng, trĩ… Bởi vậy, nếu tình trạng nứt đau rát hậu môn lâu ngày, bạn nên thăm khám ngay nhé!