Người tắc mạch trĩ ngoại sẽ có cảm giác đau rát vùng hậu môn kèm theo những cục máu đông chảy ra. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến hoại tử hậu môn nếu không được phát hiện và chữa trị.
1. Nguyên nhân và triệu chứng tắc mạch trĩ ngoại
Tắc mạch trĩ ngoại là hiện tượng các mạch bên trong hậu môn bị phá vỡ và hình thành nên các cục máu đông gây tắc mạch. Điều này khiến người bệnh luôn cảm thấy đau rát, ngứa ngáy khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nghiêm trọng hơn là người bệnh sẽ đột ngột đau buốt hậu môn, mức độ sưng phồng ngày càng tăng. Lúc này người bệnh không thể âm thầm chịu đựng được nữa mà buộc phải tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ.
1.1. Nguyên nhân tắc mạch trĩ ngoại
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, có thể kể đến một vài nguyên nhân phổ biến sau đây:
Tắc mạch trĩ ngoại do thói quen ăn uống thiếu khoa học
– Do thói quen ăn uống không phù hợp: Thói quen ăn uống ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu hoá, nếu người bệnh có chế độ ăn thiết lành mạnh như thường xuyên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, sử dụng thực phẩm có sẵn, uống đồ có chứa chất kích thích cũng dẫn đến tình trạng tắc mạch trĩ.
– Do thói quen đi đại tiện: Nếu thường xuyên nhịn đi đại tiện hoặc thói quen đi đại tiện không tốt, vệ sinh không sạch sẽ thì việc gặp phải tình trạng trĩ ngoại tắc mạch là không thể tránh khỏi.
– Do lười vận động: Những người đang mắc bệnh trĩ ngoại, nhất là những người béo phì nếu lười vận động thể dục thể thao cũng mang theo nguy cơ bị trĩ ngoại tắc mạch rất cao. Nên xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, phù hợp với thể trạng để cải thiện bệnh nhanh chóng.
– Do đặc thù công việc: Nếu công việc của bạn phải ngồi nhiều và lâu trong thời gian dài thì đó cũng là nguyên nhân gây tắc mạch trĩ. Bởi vậy, hãy đứng lên đi lại nếu công việc của bạn bắt buộc phải ngồi một tư thế lâu.
– Do mang thai: Phụ nữ mang thai rất dễ gặp phải tình trạng tắc mạch trĩ, nhất là ở 3 tháng cuối của thai kỳ bởi thai nhi ngày càng lớn và chèn ép lên xương chậu, các tĩnh mạch.
1.2. Triệu chứng của tắc mạch trĩ ngoại
Tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người mà trĩ ngoại tắc mạch có những triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp nhất:
– Người bệnh bị đau dữ dội vùng hậu môn liên tục 5 – 6 ngày, sau đó lại thuyên giảm một vài ngày.
– Người bệnh thấy xung quanh hậu môn xuất hiện các búi trĩ nhỏ bằng hạt đậu. Dùng tay sờ vào sẽ thấy cảm giác cứng, gây vướng víu, cộm và đau tức.
– Khi trĩ ngoại tắc mạch người bệnh sẽ cảm thấy hậu môn bị thắt chặt, máu khó lưu thông nên đi lại khó khăn hơn, không thể đứng lên ngồi xuống một cách dễ dàng.
– Búi trĩ của người bệnh có màu sắc lạ như xanh hoặc tím.
2. Tắc mạch trĩ ngoại có nguy hiểm không?
Nếu không có biện pháp điều trị nhanh chóng, trĩ ngoại tắc mạch dễ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn.
Tắc mạch trĩ ngoại thường gây đau đớn cho người bệnh
2.1. Đau đớn ở hậu môn
Nếu để các cục máu đông vỡ ra sẽ gây chảy máu và hoại tử phần da ở hậu môn, khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy lo lắng, dễ cáu gắt và bực mình.
Trĩ ngoại tắc mạch gây ra viêm nhiễm nặng hoại tử, thậm chí có thể tăng nguy cơ ung thư trực tràng. Tắc mạch trĩ, viêm nhiễm, nhiễm trùng huyết sẽ gây ra những đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
2.2. Tắc mạch trĩ ngoại có điều trị được không?
Tắc mạch trĩ hoàn toàn có thể điều trị được nếu người bệnh phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, cũng tuỳ thuộc vào mức độ của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phác độ cho hiệu quả và phù hợp nhất.
Nếu bệnh nhân ở giai đoạn đầu, mức độ chưa quá nguy hiểm có thể bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa, kê đơn trợ mạch, thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề, kem bôi…
Nếu trĩ ngoại tắc mạch ở giai đoạn nặng, các y bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt búi trĩ để giúp người bệnh giảm thiểu tối đa các triệu chứng của bệnh.
3. Cách phòng ngừa và giảm thiểu tắc mạch trĩ ngoại
Điều trị và phòng ngừa tắc mạch trĩ ngoại là điều cần thiết giúp người bệnh có một sức khỏe tốt.
Để giảm tình trạng tắc mạch trĩ ngoại, người bệnh nên có chế độ ăn phù hợp
– Vệ sinh đúng cách: Sau mỗi lần đi đại tiện, người bệnh cần vệ sinh hậu môn một cách sạch sẽ. Để ngăn ngừa tuyệt đối, khi xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, chảy máu hậu môn, tiết chất nhầy người bệnh cần vệ sinh ngay lập tức, tránh để lâu khiến các vi khuẩn xâm nhập và tấn công.
– Hạn chế vận động mạnh: Hoạt động mạnh sẽ gây ra hiện tượng chảy máu và kích thích tăng kích thước búi trĩ. Vì vậy, trong thời gian điều trị bệnh trĩ người bệnh cần hạn chế vận động mạnh, không để mất sức mà chỉ nên luyện tập thể thao nhẹ nhàng như đi bộ.
– Ăn uống phù hợp: Hãy bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá vào thực đơn hàng ngày như rau củ, trái cây… và hạn chế độ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
– Uống đủ nước: Việc uống đủ nước sẽ giúp quá trình bài tiết phân của người bệnh được cải thiện, giảm thiểu tình trạng táo bón.
– Không sử dụng chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê… là các loại chất kích thích ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh. Vì vậy, điều kiện tiên quyết đó là không được sử dụng các loại chất này để đảm bảo cho sức khoẻ của chính mình.
Tắc mạch trĩ ngoại là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại. Người bệnh cần theo dõi sức khoẻ của mình để có thể khám và điều trị kịp thời khi có dấu hiệu của biến chứng này.