Chảy máu hậu môn khi đi đại tiện không phải là hiện tượng hiếm gặp, tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài nhiều ngày thì bạn không nên chủ quan. Hãy đi khám ngay để phát hiện ra nguyên nhân, để có cách điều trị phù hợp.
1. Nguyên nhân chảy máu hậu môn khi đi đại tiện
Chảy máu hậu môn là hiện tượng hậu môn chảy máu sau phân hoặc có lẫn trong phân. Máu khi đi vệ sinh thường có màu đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc đen, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Dưới đây là các nguyên nhân gây hậu môn bị chảy máu khi đi vệ sinh mà người bệnh không nên bỏ qua. Việc chẩn đoán đúng nguyên nhân gây ra hậu môn bị chảy máu sẽ giúp việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Nguyên nhân chảy máu hậu môn khi đi đại tiện do bệnh trĩ
1.1. Chảy máu hậu môn khi đi ngoài do bệnh trĩ
Tỷ lệ mắc bệnh trĩ ngày càng tăng, đây được coi là căn bệnh phổ biến và gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người. Hậu môn chảy máu khi vệ sinh là hiểu hiện phổ biến nhất khi bị trĩ với dấu hiệu đặc trưng là ra máu tươi trong hoặc sau khi ra phân.
Ở giai đoạn mới bị trĩ, máu chảy kín đáo, người bệnh thường chỉ thấy ở trên giấy vệ sinh. Khi ở độ nặng hơn sẽ có tình trạng chảy máu thành giọt hoặc phun thành tia. Chảy máu ở hậu môn do trĩ có thể gây thiếu máu nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các búi trĩ sa hẳn ra ngoài, gây viêm loét, nhiễm trùng, thậm chỉ còn hoại tử hậu môn nếu không có hướng điều trị đúng cách.
1.2. Chảy máu ở hậu môn do ung thư trực tràng
Ở Việt Nam, căn bệnh ung thư trực tràng đang ở tình trạng báo động, là bệnh ung thư đứng thứ 4 bệnh ung thư thường gặp ở nam giới và thứ 2 ở nữ giới. Bệnh này cũng gây ra tình trạng hậu môn chảy máu, chính vì vậy càng không nên chủ quan khi thấy hiện tượng hậu môn bị chảy máu kéo dài.
Hậu môn chảy máu khi đi đại tiện do bệnh ung thư trực tràng có đặc điểm là máu màu đen hoặc tươi, có lẫn trong phân. Khối u được phát hiện khi người bệnh hực hiện nội soi hậu môn trực tràng. Đối với ung thư trực tràng nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ có tỷ lệ chữa khỏi cao hơn. Ngược lại, nếu ở giai đoạn cuối, khối u lớn rất nguy hiểm đến tính mạng.
1.3. Chảy máu ở hậu môn do nứt kẽ hoặc viêm ống hậu môn
Khi táo bón, người bệnh cố rặn khiến cho ống hậu môn bị phù nề, sưng đỏ và gây nứt ống hậu môn. Khi đó, ống hậu môn bị tổn thương gây ra tình trạng chảy máu nhỏ giọt hoặc chỉ có thể phát hiện trên giấy vệ sinh. Người bệnh đau đớn ở hậu môn ngay cả khi không đi đại tiện.
Trường hợp này, sẽ khiến bệnh nhân khó chịu, ngại ngồi, ngại đi đại tiện và làm cho tình trạng táo bón nặng hơn. Nếu không được điều trị sớm sẽ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
2. Cách điều trị chảy máu hậu môn khi đi ngoài
Dựa trên các triệu chứng mà bạn đang gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, đem lại hiệu quả điều trị cao.
Cách điều trị chảy máu ở hậu môn khi đi đại tiện hiệu quả
2.1. Điều trị hậu môn bị chảy máu do bệnh trĩ
Bệnh trĩ là nguyên nhân phổ biến nhất gây hậu môn chảy máu, bệnh được hình thành khi các tĩnh mạch xung quanh hậu môn bị phì đại quá mức tạo thành búi trĩ.
Ở giai đoạn nhẹ, bệnh trĩ có thể ngăn ngừa và cải thiện bằng việc thay đổi lối sống, xây dựng chế độ ăn khoa học, đặc biệt ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón. Tránh việc nhịn hoặc ép phải đi đại tiện vì áp lực có thể khiến cho tình trạng trĩ tệ hơn. Bên cạnh đó, các kem bôi không kê đơn có thể giảm bớt sự khó chịu vùng hậu môn.
Ở giai đoạn năng, khi búi trĩ đã sa ra ngoài hậu môn khi người bị táo bón cố rặn cho ra chất thải, vì thế tình trạng hậu môn bị chảy máu lại càng nghiêm trọng hơn. Lúc này, hãy rửa hậu môn bằng nước ấm sau khi đi đại tiện sẽ giúp búi trĩ co lại nhanh hơn. Nếu búi trĩ có kích thước lớn, bác sĩ có thể chỉ định chích xơ trĩ hoặc phẫu thuật cắt bỏ chúng.
2.2. Điều trị hậu môn bị chảy máu do ung thư trực tràng
Loại ung thư này đa số liên quan đến các khối u nhỏ được gọi là polyp, phát triển trên niêm mạc của ruột kết hoặc trực tràng. Người bệnh hậu môn bị chảy máu do bệnh ung thư trực tràng sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, nếu có triệu chứng hậu môn chảy máu, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và xác định tình trạng.
Việc điều trị bệnh được thực hiện càng sớm thì kết quả chữa trị sẽ càng tốt, tiên lượng sống sẽ cao hơn. Thông thường, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ các polyp hoặc các vùng bị tổn thương khác. Sau đó, tuỳ vào diễn tiến bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cần phải hoá trị hoặc xạ trị để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại.
2.3. Điều trị hậu môn chảy máu do nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xuất hiện những vết rách nhỏ ở niêm mạc khiến hậu môn chảy máu. Các vết nứt kẽ ở hậu môn thường có dấu hiệu tự lành mà không cần điều trị hoặc có thể chữa tại nhà bằng một số biện pháp như: bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều chất xơ, uống nhiều nước…
Người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau tại chỗ để giảm bớt sự khó chịu. Bên cạnh đó, nên sử dụng thêm một số thuốc nhuận tràng không kê đơn để kích thích nhu động ruột, giúp dễ dàng đi ra ngoài.
Nếu sau 2 tuần tự điều trị tại nhà mà các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Chảy máu hậu môn khi đi ngoài không những làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, mà còn gây ra nhiều khó khăn trong đời sống sinh hoạt cho người bệnh. Bài viết đã cung cấp được những thông tin giúp bạn có thể biết được làm thế nào để điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.