Bệnh trĩ nội độ 1 là tình trạng búi trĩ mới bắt đầu khởi phát và chưa có dấu hiệu sa ra ngoài hậu môn. Nếu người bệnh phát hiện và có cách điều trị phù hợp sẽ nhanh chóng khỏi bệnh, mà không mất nhiều thời gian và chi phí.
1. Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội độ 1
Trĩ nội độ 1 là tình trạng bệnh do các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng bị giãn nở quá mức, sưng phồng lên tạo thành búi trĩ. Đây là giai đoạn mới bắt đầu hình thành bệnh, nếu nắm được nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội độ 1 thì tỷ lệ chữa khỏi của bạn sẽ cao hơn. Dưới đây là các nguyên nhân gây ra bệnh:
Rặn mạnh khi đi đại tiện là nguyên nhân gây bệnh trĩ nội độ 1
1.1. Thói quen rặn mạnh khi đi đại tiện
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới mắc trĩ nội độ 1 đó là do đi đại tiện rặn quá mạnh. Điều này khiến cho các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn bị giãn nở quá mức. Từ đó, gây ra tình trạng sa búi trĩ, gây nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
1.2. Trĩ độ 1 do thường xuyên nhịn đại tiện
Việc nhịn đại tiện khiến cho các chất thải, chất cặn bã chậm đào thải ra ngoài. Lâu ngày, chúng tích tụ lại bên trong ruột già và sinh ra các khí độc gây hại cho cơ thể. Không những vậy, chất thải dồn ứ lâu ngày, có thể bị hấp thụ ngược nhiều lần, khiến cho phân khô, cứng hơn khiến cho người bệnh khó đi đại tiện và búi trĩ dần hình thành.
1.3. Bệnh trĩ nội độ 1 do táo bón
Khi táo bón kéo dài, tĩnh mạch hậu môn trực tràng sẽ bị gia tăng áp lực khiến cho chúng chịu áp lực lớn thường xuyên và liên tục, hệ thống van tĩnh mạch bị ảnh hưởng và hư hại. Do đó, quá trình kiểm soát và vận chuyển máu về tim và ngược lại cũng sẽ làm gia tăng áp lực trong lòng mạch hậu môn. Hậu quả sẽ khiến các tĩnh mạch kéo giãn và hình thành sa búi trĩ.
1.4. Bệnh trĩ nội độ 1 do tăng cân
Khi cơ thể bị tăng cân lên quá nhiều, cơ thể phát triển nhanh và mất kiểm soát. Từ đó, các tĩnh mạch ở vùng hậu môn cũng giãn nở không thể kiểm soát, dẫn đến hình thành búi trĩ.
Tăng cân cũng là nguyên nhân gây ra trĩ độ 1
1.5. Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn
Nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn nếu bạn có quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các tĩnh mạch ở hậu môn, chúng bị giãn nở quá mức gây ra bệnh trĩ nội cấp độ 1.
1.6. Phụ nữ mang thai và sau sinh
Đối tượng phụ nữ mang thai và sau khi sinh sẽ có nguy cơ mắc trĩ nội độ 1 cao. Nguyên nhân là do áp lực từ em bé trong bụng ngày càng phát triển nhanh về kích thước và cân nặng, khiến cho vùng xương chậu chịu áp lực lớn.
Ở giai đoạn sau sinh, do trong quá trình sinh đẻ phụ nữ rặn rất mạnh để đẩy em bé ra ngoài. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến các đám tĩnh mạch ở hậu môn và hình thành nên búi trĩ.
1.7. Trĩ cấp độ 1 do đặc thù công việc
Những người làm công việc phải ngồi quá lâu như nhân viên văn phòng, lái xe, thợ may… thường có nguy cơ mắc trĩ nội độ 1 cao hơn bình thường. Nguyên nhân do áp lực phần cơ thể trên dồn vào vùng hậu môn, gây áp lực khiến búi trĩ hình thành.
Các đối tượng làm những công việc này, có thể giảm nguy cơ mắc trĩ bằng cách cứ 1 tiếng đứng lên đi lại khoảng 5 – 10 phút.
2. Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 1
Trĩ độ 1 là giai đoạn đầu tiên mắc bệnh trĩ, bệnh có thể sử dụng 2 phương pháp điều trị đó là nội khoa và kiên trì thay đổi thói quen sinh hoạt của bản thân.
2.1. Điều trị nội khoa chữa bệnh trĩ nội độ 1
Người bệnh có thể sử dụng các phương pháp nội khoa, theo tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa:
– Nhóm thuốc có tác dụng tại chỗ: Bao gồm các loại thuốc uống, thuốc đặt và kem bôi hậu môn. Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp săn se và hỗ trợ co búi trĩ và phải kiên trì sử dụng.
– Nhóm thuốc tác dụng lên hệ thống tĩnh mạch: Các loại thuốc này có tác dụng làm gia tăng sức bền cho thành tĩnh mạch toàn thân, khắc phục được nguyên nhân gây bệnh trĩ. Cải thiện nhanh chóng các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, chảy máu khi đại tiện.
Kem bôi trĩ có tác dụng tại chỗ đối với người bệnh trĩ nội độ 1
2.2. Dùng các bài thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian được áp dụng có hiệu quả tốt:
– Dùng lá diếp cá tươi giã hoặc nấu lấy nước uống thay trà hàng ngày.
– Dùng lá trầu không để sát khuẩn và làm sạch vùng hậu môn.
– Dùng gel nha đam bôi trực tiếp vào hậu môn.
Các loại thảo dược khác như dầu dừa, dầu mù u… cũng có tác dụng oxy hoá mạnh, tăng cường lưu thông máu, giúp cải thiện tình trạng bệnh trĩ hiệu quả.
2.3. Thay đổi thói quen sống
Dù áp dụng phương pháp chữa bệnh trĩ nội ở độ 1 này theo cách nào, thì người bệnh cũng cần phải xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học để tránh bị tái lại.
– Có chế độ ăn uống lành mạnh: Người bệnh trĩ ở giai đoạn này nên ăn nhiều chất xơ để hạn chế sự phát triển của búi trĩ và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể như: bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi, uống đủ nước mỗi ngày, thực phẩm giàu sắt để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu…
– Có lối sống sinh hoạt hợp lý: Một số thói quen sinh hoạt tốt cho người bệnh trĩ như: đi đại tiện vào một khung giờ nhất định, giữ gìn vệ sinh vùng hậu môn, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao…
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh trĩ nội độ 1. Hy vọng rằng bạn có thể chăm sóc tốt sức khoẻ của bản thân, để nhanh chóng thoát khỏi bệnh trĩ.