Trĩ hỗn hợp là bệnh lý kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại, nếu bệnh nhân bị 2 loại trĩ cùng một lúc, có 2 loại đám trĩ ở trong ống hậu môn và ngoài rìa hậu môn. So với các thể trĩ khác, trĩ hỗn hợp có mức độ nghiêm trọng và điều trị phức tạp hơn. Cùng tìm hiểu nguyên nhân bệnh trĩ hỗn hợp và những tác hại của bệnh qua bài viết sau.
1. 6 nguyên nhân bệnh trĩ hỗn hợp
Các búi trĩ trong ống hậu môn (trĩ nội) sa ra ngoài nặng, liên kết với búi trĩ rìa hậu môn (trĩ ngoại) tạo thành một khối trĩ lớn dài trong suốt từ trong ra ngoài hậu môn. Đám liên kết đó chính là trĩ hỗn hợp.
Người bệnh trĩ hỗn hợp thường có cảm giác đau rát, ngứa ngáy vùng hậu môn. Không những vậy, khi đi đại tiện, người bệnh còn thấy có xuất hiện máu tươi trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân. Dưới đây là 6 nguyên nhân gây trĩ hỗn hợp:
1.1. Nguyên nhân bệnh trĩ hỗn hợp do ăn uống không khoa học
Có rất nhiều người có thói quen ăn uống không khoa học, có thể kể đến như thường xuyên ăn đồ cay, nóng, uống quá ít nước, bổ sung ít chất xơ trong bữa ăn, sử dụng nhiều rượu bia, cà phê, thuốc lá… Điều này có thể khiến hệ tiêu hoá của họ bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng táo bón, kiết lỵ, dẫn đến hình thành bệnh trĩ hỗn hợp.
Bên cạnh đó, uống ít nước cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng phân cứng, khó đi đại tiện, dẫn đến hình thành búi trĩ.
Ăn ít chất xơ là nguyên nhân gây trĩ hỗn hợp
1.2. Nguyên nhân bị trĩ hỗn hợp do tính chất công việc hoặc ít vận động
Các đối tượng có đặc thù công việc phải đứng hoặc ngồi nhiều trong thời gian dài như nhân viên văn phòng, giáo viên, lái xe… Hoặc các trường hợp lười vận động rất dễ bị trĩ do máu ở vùng hậu môn không lưu thông được, gây ra tình trạng huyết ứ tại các tĩnh mạch hậu môn, làm phình tĩnh mạch và tạo thành búi trĩ.
1.3. Nguyên nhân bệnh trĩ hỗn hợp do thói quen đại tiện
Đi đại tiện lâu hoặc đọc báo, chơi game khi đi vệ sinh sẽ khiến hậu môn chịu nhiều áp lực, từ đó xuất hiện nên bệnh trĩ. Bạn nên tập cho mình thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định trong ngày, không nhịn đi đại tiện, không đại tiện quá lâu.
1.4. Nguyên nhân bị bệnh trĩ hỗn hợp do mắc một số bệnh lý mãn tính
Những người mắc các triệu chứng như viêm đại tràng, trực tràng, viêm nhiễm hậu môn lâu ngày là điều kiện thuận lợi để bệnh trĩ hỗn hợp phát triển.
1.5. Nguyên nhân gây trĩ do vệ sinh hậu môn không sạch sẽ
Vệ sinh khu vực hậu môn không khoa học, không sạch sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, sưng, ngứa ngáy… nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ cao hơn.
Nguyên nhân bệnh trĩ hỗn hợp do vệ sinh hậu môn không sạch sẽ sau khi đi đại tiện
1.6. Nguyên nhân trĩ do quan hệ bằng đường hậu môn
Hậu môn không có chức năng tiết ra dịch nhờn khi quan hệ như âm đạo. Khi quan hệ qua đường hậu môn sẽ gây ma sát làm cho ống hậu môn bị đau rát và khiến các tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn quá mức, tạo nên trĩ hỗn hợp.
1.7. Một số nguyên nhân gây trĩ hỗn hợp khác
– Người có cơ địa phần cơ hậu môn – trực tràng yếu hơn người khác.
– Phụ nữ khi mang thai hoặc sau khi sinh con.
– Do tuổi tác, càng tuổi con thì nguy cơ bị trĩ cao hơn.
– Thường xuyên bị táo bón.
Trĩ hỗn hợp là thể nặng nhất trong nhóm bệnh trĩ, nếu không được điều trị sớm, sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì gây ảnh hưởng cho cuộc sống hàng ngày, khiến hậu môn đau rát, ngứa ngáy, khó chịu, gây tình trạng thiếu máu, viêm loét, nhiễm trùng hậu môn… Vì thế việc phòng tránh bệnh là vô cùng cần thiết.
2. Biến chứng nguy hiểm của trĩ hỗn hợp
Người bị trĩ hỗn hợp thường bị ảnh hưởng nặng nề tới sức khoẻ cũng như tâm lý. Bệnh trĩ hỗn hợp không chỉ là sự tổng hợp lại của trĩ nội và trĩ ngoại, mà tác hại của bệnh tăng lên nhiều lần.
2.1. Sa búi trĩ
Khác với bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại thì ở những giai đoạn đầu bệnh không ảnh hưởng quá nhiều. Đối với trĩ hỗn hợp, dù vẫn còn nhẹ nhưng búi trĩ đã rất lớn và gây ra những tác động không nhỏ đến sức khoẻ. Trĩ sa ra ngoài nên rất vướng víu, đau rát, ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt hàng ngày.
Búi trĩ sa ra ngoài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh
2.2. Ảnh hưởng chức năng hậu môn – trực tràng
Hoạt động đại tiện của người mắc bệnh trĩ hỗn hợp bị ảnh hưởng nặng nề, đau hậu môn khi đi đại tiện, thậm chí đau cả khi ngồi hoặc đứng lâu. Hậu môn còn có thể bị viêm nhiễm, bị nghẹt búi trĩ và gây ra các bệnh lý khác.
2.3. Mất máu kéo dài
Khi bị trĩ, tình trạng chảy máu kéo dài từ cấp độ nhẹ đến cấp độ nặng nếu không được điều trị kịp thời. Cơ thể người bệnh bị mất máu kéo dài, dẫn đến tình trạng thiếu máu, cơ thể xanh xao, mệt mỏi, giảm trí nhớ, tổn hại mọi chức năng trong cơ thể.
2.4. Trĩ hỗn hợp dễ gây viêm nhiễm
Khu vực hậu môn là tổ chức có nhiều vi khuẩn gây bệnh, là nơi thải độc trong cơ thể ra bên ngoài. Vì thế, búi trĩ càng tồn tại lâu thì khiến người bệnh càng dễ dàng bị viêm nhiễm hơn. Khi tình trạng này kéo dài, dễ dẫn đến các bệnh lý khác như áp xe hậu môn, rò rỉ hậu môn.
2.5. Nguy cơ kích thích ung thư hậu môn
Khi các tế bào vùng hậu môn bị kích thích đến một mức nhất định, sẽ sản sinh ra các đột biến gen, có thể chuyển biến thành bệnh ung thư. Do đó, người bệnh không được coi thường bệnh trĩ hỗn hợp và chủ quan không điều trị bệnh.
Để ngăn ngừa được những tác hại do bệnh trĩ hỗn hợp, người bệnh cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn, chẩn đoán nguyên nhân bệnh trĩ hỗn hợp và bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Không nên để tình trạng này kéo dài, vì dễ có nguy cơ biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.