Ở cấp độ 2, búi trĩ có thể đã sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện nhưng vẫn có khả năng tự co lên được. Bệnh nhân có thể điều trị bệnh trĩ nội độ 2 bằng các phương pháp nội khoa, ngoại khoa hoặc kết hợp cả hai. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ nội cấp độ 2 qua bài viết sau.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội độ 2
Bệnh trĩ nội độ 2 là giai đoạn chuyển tiếp từ trĩ độ 1 sang, ở giai đoạn này được đánh giá là dễ điều trị và có thể bình phục nhanh chóng. Bệnh trĩ nội xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, vì khó nhìn thấy bằng mắt thường nên triệu chứng nhận biết chủ yếu dựa vào cảm giác của người bệnh.
Bệnh trĩ nội độ 2
– Mắc bệnh trĩ nội do các tĩnh mạch tại trực tràng và hậu môn bị gia tăng sức ép quá mức, bị phình gập, thu hẹp ống hậu môn khiến cho việc đẩy chất thải ra ngoài gặp nhiều khó khăn.
– Bị trĩ nội do trực tràng, hậu môn bị kích thích do vùng hậu môn bị nóng và lạnh quá mức do tình trạng táo bón, tiêu chảy.
– Mắc trĩ nội do các vấn đề về hệ tiêu hoá như giảm nhu động ruột, thời gian đi đại tiện lâu, ít vận động…
– Trĩ nội do sự gia tăng áp lực vùng bụng và khung xương chậu như phụ nữ mang thai, người có khối u trong ổ bụng, người bị phì đại tuyến tiền liệt…
– Một nguyên nhân nữa đó là do thói quen sinh hoạt không đúng cách như: thường xuyên nhịn đi đại tiện, ngồi xổm quá lâu, ăn ít chất xơ, không uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày…
2. Phương pháp điều trị bệnh trĩ nội độ 2
Khi bệnh trĩ đã tiến triển đến giai đoạn này, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để lựa chọn ra phương pháp điều trị thích hợp, dựa trên tình trạng bệnh và kích thước búi trĩ.
Điều trị bệnh trĩ nội độ 2 bằng thuốc uống
2.1. Điều trị bệnh trĩ nội độ 2 bằng nội khoa
Để tránh những tổn thương ở búi trĩ gây chảy máu và nhiễm trùng, việc đầu tiên bạn nên lưu ý đó là giữ vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng cách rửa bằng nước muối ấm hàng ngày. Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc điều trị như:
– Thuốc có dẫn xuất từ Flavonoid: Những loại thuốc này có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn và giảm phù nề. Vì thế, giúp cho bệnh nhân bị trĩ giảm được nguy cơ nhiễm trùng và giúp kháng viêm.
– Thuốc bôi tại chỗ: Có nhiều loại thuốc bôi tại chỗ có tác dụng tốt trong việc kháng viêm, bảo vệ tĩnh mạch và cải thiện tình trạng sa búi trĩ.
Phần lớn các người bệnh mắc trĩ nội độ 2, kiên trì điều trị bằng nội khoa và chăm sóc đúng cách có thể cải thiện được nhiều triệu chứng, cũng như kiểm soát được tình trạng sa búi trĩ, tăng kích thước búi trĩ. Tuy nhiên, nếu điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả như mong muốn và thường xuyên tái phát, thì bạn nên can thiệp bằng phương pháp điều trị ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ triệt để.
2.2. Điều trị bệnh trĩ nội độ 2 bằng ngoại khoa
Có nhiều phương pháp giúp người bệnh nhanh chóng loại bỏ búi trĩ mà ít gây đau đớn. Dưới đây là các thủ thuật đang được dùng phổ biến hiện nay, trong việc điều trị trĩ nội độ 2.
– Phẫu thuật Longo
Kỹ thuật này là sử dụng một máy khâu vòng y tế đặc biệt, bác sĩ sẽ tiến hành cắt một khoanh niêm mạch trên đường lược rồi khâu vòng lại. Thủ thuật này giúp giảm lưu lượng máu nuôi đến đám rối tĩnh mạch gây ra trĩ, từ đó búi trĩ sẽ dần teo lại.
Phương pháp này khá đơn giản, bệnh nhân phục hồi khá nhanh và không cần nằm viện trong thời gian dài. Sau một thời gian, chỉ sẽ tự tiêu nên người bệnh có thể an tâm thực hiện. Tuy nhiên, bệnh nhân cần thường xuyên tái khám và kiểm tra để ngăn ngừa tình trạng tái phát.
Phẫu thuật Longo giúp bệnh nhân trĩ hồi phục nhanh
– Thắt trĩ bằng vòng
Phương pháp này là thủ thuật thắt búi trĩ với vùng da quanh hậu môn, tác dụng khiến máu không thể lưu thông để nuôi búi trĩ. Sau một khoảng thời gian, mô sẹo xơ sẽ hình thành, dính vào lớp cơ dưới niêm mạch và cố định được ống hậu môn và giảm kích thước búi trĩ. Tuy nhiên, khi thắt sẽ khiến bệnh nhân thường gặp cảm giác khó chịu, đau đớn.
– Quang đông hồng ngoại
Kỹ thuật này là sử dụng sức nóng hồng ngoại tác động lên búi trĩ, kích thích sự hình thành sẹo xơ cản trở lưu lượng máy nuôi đến búi trĩ. Đồng thời, giúp búi trĩ cố định vào ống hậu môn, giảm nguy cơ sa ra ngoài và phát triển nặng hơn.
Đây là phương pháp khá an toàn, không gây chảy máu nhiều nhưng chi phí thực hiện khá cao. Do đó, bệnh nhân sẽ cân nhắc lựa chọn để điều trị trĩ nội độ 2.
3. Lưu ý chăm sóc trong và sau khi điều trị bệnh trĩ nội độ 2
Đối với bệnh trĩ nói chung, chế độ chăm sóc và sinh hoạt lành mạnh có vai trò quan trọng, kể cả bệnh nhân đã từng trải qua các phương pháp trên. Chăm sóc tốt sẽ giúp búi trĩ không phát triển kích thước, giảm triệu chứng đau đớn và hạn chế nguy cơ tái phát. Dưới đây là một số lưu ý:
– Thói quen đi vệ sinh đều đặn: Người bệnh nên tập cho mình thói quen đi vệ sinh đều đặn vào một khung giờ nhất định trong ngày. Điều này giúp phân không bị giữ quá lâu, không bị cứng và bị hút nước. Nhờ đó, bệnh nhân đi đại tiện dễ dàng hơn và không gây tổn thương cho búi trĩ.
– Ăn uống lành mạnh: Người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ giúp cho hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, đi đại tiện tốt hơn, tăng cường vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức khoẻ. Bên cạnh đó, nên tránh các chất kích thích như: rượu bia, cà phê, thức ăn cay nóng… có thể gây tổn thương, đau đớn hơn cho bệnh nhân trĩ.
Bệnh trĩ nội độ 2 không phải là không thể điều trị được. Nếu điều trị bệnh kịp thời sẽ hạn chế tối đa được những biến chứng có thể xảy ra. Bệnh nhân cần kiên trì tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, cũng như chăm sóc sức khỏe tốt, hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh trĩ được hiệu quả nhất.