Phụ nữ sau sinh là đối tượng dễ mắc bệnh trĩ, có thể nói đây là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em. Bệnh trĩ khiến cho chị em thường phải chịu rất nhiều đau đớn, bất tiện trong đời sống và sinh hoạt. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ một số điều cần biết về bệnh trĩ sau khi sinh.
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ sau khi sinh
Cũng giống như các dấu hiệu bệnh trĩ thông thường, bệnh trĩ sau khi sinh sẽ có những dấu hiệu sau đây:
1.1. Bệnh trĩ sau khi sinh – Đi vệ sinh dính máu
Dấu hiệu bệnh trĩ sau khi sinh thường gặp nhất là tình trạng mẹ bị táo bón nhiều ngày và khi đi đại tiện có dính máu trong phân hoặc giấy vệ sinh.
Lượng máu ít hay nhiều tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu mẹ để lâu không chữa có thể dẫn đến tình trạng nặng hơn là chảy máu thành giọt hoặc phun thành tia khi đi vệ sinh hoặc vận động mạnh, ngồi xổm quá lâu.
Đi đại tiện ra máu là dấu hiệu của bệnh trĩ sau sinh
1.2. Ngứa rát, vướng víu ở hậu môn
Khi búi trĩ sa ra bên ngoài gây cảm giác vướng víu, nhất là khi ngồi. Ngoài ra, người bệnh có cảm giác ướt át, ngứa ngáy ở hậu môn do búi trĩ tiết dịch gây viêm da xung quanh hậu môn. Điều này ảnh hưởng không hề nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của các mẹ, nhất là khi đang trong thời gian chăm con nhỏ.
1.3. Bệnh trĩ sau khi sinh – Sa búi trĩ
Người bệnh sẽ có các biểu hiện lâm sàng khác nhau tùy vào mức độ bị trĩ. Tình trạng đi vệ sinh ra máu kéo dài, sau đó hình thành búi trĩ, mỗi lần đi xong sẽ thấy một cục thịt nhỏ lòi ra, có thể dùng tay đẩy vào bên trong hậu môn.
Ở mức độ nhẹ, bệnh trĩ không gây nhiều khó khăn hay cản trở trong sinh hoạt thường ngày. Nhưng đối với búi trĩ ở độ nặng, người bệnh sẽ vô cùng khó chịu và bứt rứt khi đi đại tiện hoặc khi cần phải di chuyển hoạt động nhiều do búi trĩ nằm ở bên ngoài hậu môn gây vướng víu, khó chịu.
Ngoài ra, bệnh trĩ sau khi sinh còn gây một số các triệu chứng như đi ngoài dính máu, chảy dịch nhầy cửa hậu môn, táo bón, viêm loét hậu môn…
1.4. Cảm giác đau rát mỗi lần đi vệ sinh
Trĩ sau sinh khiến mẹ cảm giác rặn ra không được, đẩy vào cũng không xong và có thể mất hàng giờ trong nhà vệ sinh. Không những vậy, khi đại tiện xong cũng vẫn còn cảm giác đau ở hậu môn. Lúc này, mẹ nên đi khám ngay vì bệnh trĩ gây đau đớn như vậy có nhiều biến chứng như sa trĩ, tắc mạch hậu môn…
2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ sau khi sinh
Thông thường, phụ nữ đẻ xong bị trĩ do những nguyên nhân sau đây:
Rặn nhiều khi sinh là nguyên nhân bị bệnh trĩ sau sinh
2.1. Rặn nhiều khi sinh
Sau khi sinh con, tử cung của mẹ sẽ mở to, từ đó áp lực lên vùng khoang chậu và vùng hậu môn là rất lớn. Có thể gây tụ máu, sưng phù tĩnh mạch hậu môn dẫn đến các búi trĩ sa ra ngoài mà không thể tự co vào được.
Trong quá trình rặn sinh con, hầu hết chị em phải rạch tầng sinh môn. Khi khâu vết rạch đó, nhiều sản phụ bị khâu dính cùng một số mạch máu ở hậu môn. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ sau sinh.
2.2. Bệnh trĩ sau khi sinh do táo bón
Sau khi sinh, nếu mẹ không có chế độ ăn phù hợp, ăn ít rau, uống ít nước, bổ sung nhiều canxi, sắt… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón. Táo bón kéo dài là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.
2.3. Đã từng bị trĩ
Nếu mẹ từng bị trĩ trước khi mang thai sẽ có nguy cơ tái phát bệnh trĩ cao hơn bình thường. Bởi sau sinh, nồng độ progesterone ở mẹ bầu tăng cao, khiến tĩnh mạch giãn ra và ngày càng ứ máu khiến đẻ xong bị trĩ dễ tái phát hơn.
2.4. Sinh mổ
Đối với trường hợp sinh mổ, thường ít đi lại, hay nằm nghỉ ngơi một chỗ, do vết mổ quá đau mà không dám đi đại tiện. Tuy nhiên, việc nằm lâu một chỗ hay nhịn đại tiện cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ sau khi sinh.
3. Bị trĩ sau sinh phải làm sao?
Có một số cách chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh có thể thực hiện tại nhà như:
Nên uống nhiều nước mỗi ngày để chữa bệnh trĩ sau sinh
– Ngâm hậu môn bằng nước ấm vài lần trong ngày, mỗi lần 10 – 15 phút.
– Thay vì dùng giấy vệ sinh, bạn nên lau bằng khăn ướt hoặc rửa sạch bằng nước sạch.
– Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại kem bôi trĩ tại nhà không ảnh hưởng đến mẹ và con.
– Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, từ 1,5 lít đến 2 lít nước mỗi ngày.
– Xây dựng chế độ ăn hợp lý, không kiêng khem quá mức. Bổ sung thêm nhiều rau xanh, củ quả tươi chứa nhiều chất xơ, có tính nhuận tràng là rất cần thiết cho người bệnh trĩ.
– Tránh hoàn toàn các thực phẩm khó tiêu, cay nóng, nhiều dầu mỡ, chứa chất kích thích… Vì những thực phẩm này khó tiêu, dễ gây ra táo bón và làm tình trạng trĩ nặng hơn.
– Phụ nữ sau sinh nên vận động hoặc luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp để tăng sức đề kháng, giúp tình trạng táo bón thuyên giảm.
Nếu muốn điều trị trĩ tại nhà, bạn nên kiên trì. Tuy nhiên, nếu bệnh trĩ sau khi sinh vẫn dai dẳng và ngày càng nặng hơn, tình trạng chảy máu khi đi đại tiện kéo dài, bạn nên đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa ngay để có hướng xử lý kịp thời.