Có thể thấy chế độ sinh hoạt không khoa học là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ. Nếu điều chỉnh được chế độ sinh hoạt cho người bệnh trĩ, sẽ giúp bệnh mau chóng được cải thiện, thay đổi một vài thói quen sinh hoạt không lành mạnh giúp người bệnh hạn chế phải can thiệp các biện pháp xâm lấn hoặc sử dụng quá nhiều thuốc Tây, mà vẫn có thể giảm sự phát triển của bệnh.
Bệnh trĩ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh
1. Chế độ sinh hoạt cho người bệnh trĩ
Các triệu chứng của bệnh trĩ gây ra không ít khó khăn cho người bệnh trong đời sống sinh hoạt, nhất là việc đi đại tiện. Vùng trực tràng – hậu môn có vấn đề, tĩnh mạch giãn nở sẽ hình thành búi trĩ. Nếu không được phát hiện sớm và có cách điều trị phù hợp, sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh.
Bên cạnh những phương pháp điều trị bệnh trĩ sử dụng thuốc Tây, áp dụng mẹo chữa dân gian hay đến các biện pháp can thiệp xâm lấn thì người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đây là yếu tố quyết định kết quả kiểm soát bệnh, tuy vậy không phải ai cũng quan tâm đến vấn đề này, điều đó đã vô tình khiến bệnh nặng hơn. Chính vì vậy, để sức khoẻ cũng như phần búi trĩ phục hồi nhanh chóng, ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ sinh hoạt lành lạnh cũng rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ và kiểm soát bệnh tốt nhất. Cụ thể, người bệnh nên xây dựng và làm theo các chế độ sau:
1.1. Chế độ sinh hoạt cho người bệnh trĩ – Tránh ngồi quá lâu
Khi ngồi quá lâu, hậu môn chịu nhiều áp lực hơn khi trọng lượng cơ thể dồn về nó trong thời gian dài. Lúc này, máu không có đủ điều kiện để lưu thông được tốt, việc này làm cho búi trĩ dễ dàng được hình thành. Nếu tính chất công việc của bạn không cần vận động nhiều như công việc văn phòng, lái xe, thợ may… thì 1 tiếng bạn nên đứng lên đi lại, vận động nhẹ nhàng từ khoảng 5 phút để giảm áp lực cho hậu môn, để tránh tình trạng bệnh trĩ khởi phát, búi trĩ to dần gây khó khăn trong sinh hoạt.
Người bệnh nên áp dụng chế độ sinh hoạt cho người bệnh trĩ một cách khoa học
1.2. Chế độ sinh hoạt cho người bệnh trĩ – Đi vệ sinh đúng cách
Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên cố gắng tạo thói quen đi đại tiện trong cùng một thời điểm cố định trong ngày. Việc này nghe có vẻ đơn giản nhưng lại khá khó thực hiện, nếu tạo được thói quen đó sẽ giúp hậu môn của bạn hoạt động tốt hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh không nên nhịn đại tiện vì có thể sẽ gây ra tình trạng táo bón. Nếu kéo dài, hậu môn ngày càng chịu nhiều áp lực làm cho quá trình tống chất thải ra ngoài gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, người bệnh nên bỏ thói quen đọc báo hoặc sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh, vì có thể khiến các búi trĩ tăng áp lực hoặc dẫn đến viêm nhiễm rất nguy hiểm.
1.3. Chế độ sinh hoạt cho người bệnh trĩ – Vệ sinh hậu môn sạch sẽ
Việc vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn là cách để phòng tránh viêm nhiễm hiệu quả nhất, đồng thời còn giúp tiêu diệt một số vi khuẩn có hại ở vùng hậu môn. Bạn có thể sử dụng nước muối pha ấm để ngâm rửa hậu môn.
1.4. Chế độ sinh hoạt cho người bệnh trĩ – Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc
Cuộc sống gặp nhiều áp lực sẽ khiến con người gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Do đó, người bệnh trĩ nên sắp xếp lại thời gian làm việc và nghỉ ngơi hàng ngày. Hạn chế tối đa tình trạng mệt mỏi khiến cơ thể không dung nạp được các thực phẩm chứa nhiều chất gây ra tình trạng táo bón. Đây là yếu tố khiến cho bệnh trĩ có điều kiện bùng phát, nhất là nguy cơ sa búi trĩ càng tăng cao.
1.5. Chế độ sinh hoạt cho người bệnh trĩ – Luyện tập thể dục thể thao
Thể dục thể thao vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, vừa tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Người bệnh trĩ có thể lựa chọn những bộ môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức, có thể luyện tập được mỗi ngày để nhanh chóng cải thiện được bệnh.
Khi cơ thể vận động, máu huyết sẽ lưu thông tốt hơn. Đặc biệt, hệ tiêu hoá cũng ổn định hơn, hạn chế tình trạng táo bón. Ngoài ra, cân nặng của người bệnh cũng được kiểm soát tốt, giảm áp lực cho vùng hậu môn và búi trĩ.
2. Người bệnh trĩ không nên làm gì?
Ngoài việc áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học cho người bệnh trĩ, bạn cũng nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Người bị trĩ nên sử dụng những thực phẩm dinh dưỡng phù hợp cơ thể, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, bạn nên tránh một số vấn đề sau đây trong cách sinh hoạt để bệnh nhanh chóng được cải thiện.
Người bệnh trĩ không nên ăn quá vội
2.1. Không ăn quá vội vàng
Việc ăn quá nhanh, không nhai kỹ sẽ khiến cho hệ tiêu hoá gặp khó khăn trong khi làm việc với thức ăn, việc đào thải chất thải ra khỏi cơ thể cũng gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế tình trạng ăn quá vội vàng, tránh gây sức ép lên vùng hậu môn.
2.2. Không uống nước hoặc uống quá ít
Người bị trĩ nên cung cấp đủ nước cho cơ thể, ít nhất 1,5 lít đến 2 lít nước mỗi ngày. Việc không đủ nước sẽ khiến quá trình chuyển hoá thức ăn gặp nhiều trở ngại, nhu động ruột hoạt động khó khăn, độc tố tích tụ ngày càng nhiều. Do đó, nên cung cấp đủ nước mỗi ngày giúp các cơ quan hoạt động hiệu quả hơn.
2.3. Quá lười vận động
Để bệnh trĩ không tiến triển nặng hơn, bạn nên dành thời gian để vận động giúp cơ thể tăng sức đề kháng, máu huyết lưu thông tốt hơn.
2.4. Không nhịn đi đại tiện
Nếu thói quen này duy trì trong thời gian dài, tình trạng táo bón sẽ diễn ra. Từ đó, sẽ khiến bệnh trĩ nặng hơn và khó điều trị hơn. Nếu bạn có nhu cầu đại tiện, phải giải quyết ngay, tốt nhất là tạo thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cố định trong ngày.
Bài viết này cung cấp thông tin về chế độ sinh hoạt cho người bệnh trĩ, việc điều trị bệnh cần có thời gian cũng như kết hợp nhiều phương pháp và chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Để cải thiện tình trạng bệnh, người bệnh nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.