Bệnh trĩ là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay và có thể gặp phải ở nhiều độ tuổi. Nếu không kiểm soát được bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vậy bệnh trĩ là gì? Cách chữa bệnh trĩ như thế nào? Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc những câu hỏi đó.
1. Tổng quan về bệnh trĩ
1.1. Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch, mà còn là tình trạng các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị sưng và phồng lên do liên tục chịu áp lực, hoặc các dây thần kinh của hậu môn bị chèn ép quá nhiều. Bệnh trĩ thường xuất hiện ở người có độ tuổi từ 45 – 60 tuổi, tuy nhiên, bệnh này đang ngày càng trẻ hoá do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý.
Khi gặp phải tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, gây chèn ép tĩnh mạch hậu môn, làm tĩnh mạch phình giãn ra tạo thành búi trĩ. Càng lớn tuổi thì các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ này ngày càng suy yếu, càng dễ mắc trĩ.
Căn bệnh này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu trực tràng, và nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.
Tìm hiểu về nguyên nhân để có cách chữa trĩ hiệu quả
1.2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Trĩ là một bệnh lý liên quan đến biến đổi cấu trúc bình thường của ống hậu môn, hiểu về nguyên nhân gây bệnh để có cách chữa trĩ phù hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ thường gặp:
– Táo bón: Đây là một nguyên nhân gây bệnh hàng đầu bởi thói quen đi đại tiện lâu, rặn mạnh khiến cho các tĩnh mạch ở hậu môn bị căng giãn quá mức, lâu dần sẽ gây ứ máu tạo búi trĩ.
– Thừa cân, béo phì: Béo phì là nguyên nhân gây áp lực lên hậu môn và hình thành búi trĩ.
– Do tính chất công việc: Dân văn phòng hay những công việc thường xuyên ngồi một chỗ rất dễ bị trĩ, bởi tính chất công việc ngồi nhiều, ít vận động. Khi ngồi quá lâu áp lực lên các dây thần kinh ở hậu môn, khiến cho tĩnh mạch khó lưu thông máu, lâu ngày hình thành búi trĩ.
– Có khối u ở trực tràng, u cổ tử cung cũng sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
– Tuổi tác: Tuổi càng cao thì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng càng bị căng giãn quá mức, dễ nhão và lỏng lẻo.
– Ăn uống thiếu khoa học: Sử dụng nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, ăn ít trái cây và rau xanh sẽ dẫn tới sự thiếu hụt chất xơ. Từ đó tăng nguy cơ táo bón và gây ra trĩ.
– Phụ nữ mang thai và sau sinh: Khi mang thai và cho con bú tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao hơn người bình thường.
Bởi nguyên nhân gây ra bệnh trĩ rất đa dạng, nên việc xác định được chính xác nguyên có vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh.
Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ
2. Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay
Với nền y học ngày càng hiện đại, bệnh trĩ có thể chữa khỏi với những phương pháp khác nhau.
2.1. Cách chữa bệnh trĩ bằng can thiệp nội khoa
Cách trị bệnh trĩ bằng can thiệp nội khoa là một trong những lựa chọn đầu tay cho các tình trạng trĩ độ nhẹ và vừa. Đây là cách chữa bệnh trĩ nhẹ cải thiện bệnh lý vô cùng đơn giản mà không gây quá nhiều đau đớn và tác dụng phụ. Có một số loại phương pháp được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng để điều trị trĩ như sau:
- Thay đổi chế sinh hoạt: ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước để tránh táo bón.
- Ngồi ngâm nước ấm nhiều lần trong ngày
- Thuốc chống táo bón
- Thuốc kháng viêm, giảm đau
- Thuốc trợ tĩnh mạch
- Thuốc kháng sinh: sử dụng kho có biến chứng bội nhiễm.
Các phương pháp trên chỉ phù hợp với những người bệnh ở giai đoạn nhẹ, bệnh mới khởi phát, chưa có chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc để trị bệnh mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
2.2. Cách chữa bệnh trĩ bằng can thiệp ngoại khoa
Đối với những trường hợp trĩ đã ở giai đoạn nặng như trĩ độ III, độ IV thì việc sử dụng phương pháp điều trị nội khoa có thể không mang lại hiệu quả như mong muốn. Thay vào đó, phương pháp phẫu thuật ngoại khoa để bỏ búi trĩ được sử dụng nhiều ở giai đoạn này. Cách điều trị bệnh trĩ bằng can thiệp ngoại khoa gồm các phương pháp sau:
Tiêm xơ mạch máu là cách chữa trị bệnh trĩ phổ biến hiện nay
– Thắt búi trĩ bằng dây thun: Là thủ thuật bác sĩ sẽ sử dụng một sợi dây thun thắt đáy búi trĩ, nhằm ngăn chặn hoàn toàn dòng máu đến búi trĩ.
– Tiêm xơ mạch máu: Là một kỹ thuật tiêm thuốc xơ vào tĩnh mạch giúp máu không lưu thông được đến tĩnh mạch, khiến búi trĩ tự teo và rụng dần.
– Cắt trĩ bằng công nghệ Laser: Thủ thuật này được tiến hành để cắt búi trĩ ở hậu môn mà không cần sử dụng đến dao kéo. Phương pháp đang được áp dụng phổ biến tại các cơ sở y tế và mang lại hiệu quả cao.
– Phương pháp khâu triệt mạch: Là phương pháp phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler với hệ thống Trilogy không dây. Khâu triệt mạch không gây sang chấn và có thể ra viện ngay.
– Phương pháp Milligan Morgan: Đây là một thủ thuật cắt trĩ xâm chiếm mổ dưới lớp niêm mạc.
– Phương pháp Ferguson: Phẫu thuật cắt bỏ từng búi riêng rẽ, điều trị bệnh trĩ ở mức độ nặng hoặc đã dùng phương pháp nội khoa, thủ thuật thất bại.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh chỉ nên áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng can thiệp ngoại khoa nếu không còn cách giải quyết nào khác đem lại hiệu quả. Phương pháp can thiệp ngoại khoa được coi là phương pháp cuối cùng cho người bệnh trĩ.