Người mắc bệnh trĩ không nên quá chủ quan mà nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị kịp thời sẽ giảm được nguy cơ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu bệnh trĩ nội và cách chữa qua bài viết sau.
1. Tổng quan về bệnh trĩ nội và cách chữa
Bệnh trĩ là hiện tượng khi các tĩnh mạch bên trong hậu môn và trực tràng bị phồng và sưng to lên khi gặp nhiều áp lực và sự chèn ép trong thời gian dài. Theo nghiên cứu, bệnh trĩ được chia thành hai loại chính đó là trĩ nội và trĩ ngoại. Vậy trĩ nội là gì? Phân loại trĩ nội như thế nào?
1.1. Bệnh trĩ nội là gì?
Bệnh trĩ nội là hiện tượng búi trĩ xuất hiện trên bề mặt của lớp niêm mạc có trong ống hậu môn, lúc này trực tràng bị giãn quá mức và có hiện tượng phình to ra. Ở giai đoạn nhẹ, búi trĩ có kích thước nhỏ, nằm ở dưới đường lược. Nếu không điều trị dần dần khối thịt dư này sẽ phát triển và to dần ra.
Bệnh trĩ nội
1.2. Phân loại bệnh trĩ nội
Dựa vào mức độ nặng nhẹ của người bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa đã chia trĩ nội thành 4 cấp độ:
– Trĩ nội cấp độ 1: Lúc này búi trĩ mới chỉ hình thành bên trong ống hậu môn, ở độ 1 người bệnh có cảm giác hơi rát nhẹ khi đi vệ sinh và đôi lúc sẽ có những cơn ngứa ngáy gây ra sự khó chịu ở vùng hậu môn.
– Trĩ nội cấp độ 2: Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và bất tiện hơn khi đi vệ sinh. Việc đi đại tiện khó khăn hơn, có ra máu, khi gồng mình rặn để đi đại tiện sẽ thấy xuất hiện một cục thịt nhỏ sa ra phía ngoài và có thể tự co lên.
– Trĩ nội cấp độ 3: Người bệnh trĩ độ 3 sẽ có cảm giác đau rát nhiều hơn, đặc biệt là những lúc đi đại tiện hoặc ngồi. Lúc này, búi trĩ đã sa ra bên ngoài hậu môn và không có khả năng co lên nhưng có thể dùng tay để đẩy búi trĩ vào bên trong hậu môn.
– Trĩ nội cấp độ 4: Đây là cấp độ nguy hiểm nhất đối với trĩ nội. Nếu người bệnh không kịp thời có biện pháp kiểm soát hay điều trị sẽ khiến cho búi trĩ bị sa ra bên ngoài và hoàn toàn không thể đẩy lại vào bên trong. Lúc này, người bệnh cảm thấy đau đớn nhiều hơn, máu có thể chảy thành giọt hoặc tia.
1.3. Bệnh trĩ nội và cách chữa
Sau khi thăm khám, tuỳ vào tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Bệnh trĩ nội và cách chữa sử dụng thuốc Tây
Bệnh trĩ nội và phương pháp điều trị theo nội khoa
Nếu người bệnh phát hiện bệnh trĩ nội sớm, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê thuốc uống kết hợp bôi để cải thiện tình trạng bệnh lý. Đây là phương pháp điều trị đơn giản, mang lại hiệu quả ca được nhiều người áp dụng và không mất quá nhiều thời gian.
Thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, thuốc bôi hoặc thuốc đặt hậu môn tuỳ vào từng bệnh nhân. Một số loại thuốc thường dùng cho người trĩ nội như: Titanoreine, Proctolog, Acetaminophen, Penicillin, Medicone, Phenylephrine, Witch Hazel, Avenoc…
Cách điều trị này tuy thuận lợi cho người bệnh nhưng chỉ phù hợp với những tình trạng bệnh ở độ nhẹ, chưa ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân. Lưu ý người bệnh không nên tự ý mua thuốc về uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Bệnh trĩ nội và phương pháp điều trị theo ngoại khoa
Tình trạng bệnh trĩ nặng là khi người bệnh đã chuyển biến sang cấp độ 3 hoặc cấp độ 4. Lúc này người bệnh cần tiến hành các phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ. Đây là cách điều trị mang lại hiệu quả triệt để để bệnh không bị biến chứng nặng hơn.
Hiện nay, có một số phương pháp điều trị trĩ nội bằng can thiệp ngoại khoa như: thắt búi trĩ, chích xơ mạch máu, sử dụng công nghệ laser cắt búi trĩ, khâu triệt mạch, Ferguson, Milligan Morgan… Đối với các phương pháp can thiệp ngoại khoa này, người bệnh phải nhận được sự tư vấn và chỉ định từ bác sĩ.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội
Theo các nghiên cứu, bệnh trĩ xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do chế độ sinh hoạt và ăn uống không khoa học của con người. Dưới đây là một số nguyên nhân của bệnh trĩ bạn nên nắm được để có thể phòng tránh.
2.1. Chế độ ăn uống không lành mạnh
Việc ăn uống không lành mạnh, bổ sung không đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ sẽ khiến cho cơ thể thiếu hụt dưỡng chất. Lúc này sẽ làm cho phân bị khô, gây cản trở nghiêm trọng đến việc sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là đại tiện. Bên cạnh đó, việc dung nạp quá nhiều các món ăn dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn có chứa các chất kích thích như rượu, bia cũng sẽ làm gia tăng khả năng mắc bệnh trĩ rất cao.
2.2. Tính chất công việc phải ngồi một chỗ
Những đối tượng như nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh trĩ hơn. Khi ngồi quá lâu các dây thần kinh ở hậu môn bị dồn ép, gia tăng các áp lực, từ đó hạn chế việc lưu thông máu đến các tĩnh mạch. Lâu dần sẽ khiến sưng, phồng và giãn nở dẫn đến sự hình thành búi trĩ.
2.3. Táo bón lâu ngày
Khi bị táo bón kéo dài, thành ruột sẽ bị co thắt, gia tăng áp lực lên các vùng tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ nội cho nhiều người.
Táo bón là nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ nội
2.4. Căng thẳng, mệt mỏi
Thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng sẽ gây ảnh hưởng không ít đến sức khỏe và gia tăng khả năng mắc trĩ nội. Nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hoá.
2.5. Các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên, trĩ nội cũng có thể xuất hiện trong quá trình mang thai, sau khi sinh con, tuổi tác, béo phì…
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội
Ở mỗi cấp độ, bệnh trĩ sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Một số dấu hiệu cụ thể của trĩ nội như sau:
– Hậu môn thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy gây khó chịu.
– Người bệnh bị đau rát mỗi khi đi đại tiện.
– Hậu môn có hiện tượng sưng, phồng và đỏ.
– Xuất hiện búi trĩ, tình trạng càng nặng thì búi trĩ càng sa ra bên ngoài.
– Khi đi đại tiện sẽ bị chảy máu, hoặc thấy máu lẫn ở trong phân.
Ở mỗi giai đoạn bệnh trĩ sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Chính vì vậy, người bệnh nên chú ý không để các dấu hiệu trên trở nên nghiêm trong, gây ra hậu quả khó lường.
Hy vọng những thông tin bổ ích về nguyên nhân, dấu hiệu bệnh trĩ nội và cách chữa sẽ giúp bạn ngăn ngừa và kiểm soát bệnh lý này được tốt hơn.