Bệnh trĩ là một bệnh xuất phát từ “vùng kín” nên không ít người có tâm lý e ngại, xấu hổ trong việc đi khám và điều trị. Có nhiều người còn nghĩ rằng bệnh trĩ có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Liệu bệnh trĩ có tự hết không? Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin đến bạn qua bài viết này.
1. Phân biệt các loại bệnh trĩ
Dựa vào vị trí hình thành các đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn, mà bệnh trĩ được chia làm ba loại chính đó là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Phân biệt bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp
– Trĩ nội
Bệnh trĩ nội là hiện tượng các đám rối tĩnh mạch hình thành ở bên trong lòng ống hậu môn. Trĩ nội chia làm 4 cấp độ để đánh giá tình trạng nghiêm trọng của bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Ở cấp độ 1,2 búi trĩ nhỏ, ít gây đau đớn nên khó nhận biết. Trĩ độ 3,4 biểu hiện bệnh rõ ràng hơn, búi trĩ lớn dần và gây ra tình trạng đau đớn, khó chịu.
– Trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại là hiện tượng hình thành búi trĩ từ tĩnh mạch bên ngoài hậu môn, giống như một khối thịt lòi ra. Trĩ ngoại thường gây đau đớn, vướng víu, khó chịu và gây khó khăn khi đi vệ sinh. Để tránh viêm nhiễm nặng, cần có biện pháp xử lý kịp thời.
– Trĩ hỗn hợp
Bệnh trĩ hỗn hợp là khi người bệnh xuất hiện đồng thời cả trĩ nội và trĩ ngoại. Hậu môn liên tục xuất hiện dịch, tạo điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh gây hại xâm nhập. Không chỉ gây ngứa ngáy, đau rát mà búi trĩ càng ngày càng sưng to hơn, gây nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách.
2. Bệnh trĩ có tự hết không?
Trĩ là bệnh lý phổ biến liên quan đến vùng hậu môn – trực tràng. Các đám rối tĩnh mạch bên trong và ngoài ống hậu môn bị giãn quá mức do các tác động và thói quen của tốt của người bệnh. Những thói quen không tốt được kể đến như: chế độ ăn uống chưa hợp lý, thiếu chất xơ, uống nhiều bia rượu…; do đặc thù công việc phải ngồi hoặc đứng quá lâu; do áp lực khi mang thai hoặc sinh nở…
Như đã nói ở trên, bệnh trĩ hình thành ở vùng nhạy cảm nên nhiều người đã tự ý điều trị, mà không đi thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa. Có nhiều người thắc mắc rằng bệnh trĩ có tự hết không? Thực tế, một số trường hợp bệnh nhẹ, được phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng một số mẹo dân gian, tuy nhiên trường hợp chữa khỏi không nhiều.
Bệnh trĩ có tự hết không là thắc mắc của không ít người
Theo các chuyên gia, tuỳ vào tình trạng khác nhau của trĩ mà việc điều trị cần được tiến hành theo phương pháp phù hợp nhất. Khi búi trĩ đã hình thành, người bệnh cần được khám, chẩn đoán bằng các xét nghiệm rồi mới có thể áp dụng các biện pháp điều trị. Chúng tôi nhấn mạnh là bệnh trĩ một số ít trường hợp có thể tự khỏi, tuy nhiên nếu sử dụng phương pháp điều trị không đúng, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Làm sao để hết bệnh trĩ? Khi phát hiện có các triệu chứng của bệnh trĩ, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để khám và có phương pháp xử lý phù hợp. Đồng thời, cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để hạn chế sự phát triển của búi trĩ.
3. Khi nào cần đến gặp bác sĩ và cách điều trị phổ biến hiện nay
Nếu phát hiện sớm các triệu chứng hình thành trĩ, bạn chủ động thay đổi lối sống sẽ có khả năng cao sẽ khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, có nhiều người chủ quan dẫn đến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.
– Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra bệnh trĩ?
Nếu cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng sau thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Một số triệu chứng kể đến như:
- Cảm giác đau rát mỗi khi đi đại tiện, máu lẫn trong phân hoặc máu ra sau khi đi đại tiện.
- Búi trĩ bị lòi ra ngoài, ngứa ngáy, khó chịu, cộm vướng.
- Người bệnh cảm thấy khó khăn và đau đớn mỗi khi ngồi do cục máu đông hình thành dẫn đến tắc mạch trĩ.
- Vùng hậu môn tiết dịch nhầy dẫn đến tình trạng ẩm ướt.
- Những cơn đau ở vùng hậu môn xuất hiện đột ngột và dữ dội.
Đi đại tiện ra máu là khi bạn cần gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị bệnh trĩ
– Các phương pháp điều trị
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị y khoa như:
Đối với các trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ áp dụng điều trị nội khoa bằng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, kem bôi, thuốc bôi, đặt hậu môn. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tư vấn một số loại thảo dược như diếp cá, dầu mù u, nghệ… hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh trĩ.
Những trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật, thủ thuật bằng các phương pháp phổ biến hiện nay như tiêm xơ, thắt vòng cao su, phẫu thuật milligan, chiếu tia hồng ngoại làm đông đặc niêm mạc…
Người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để hỗ trợ cho các phương pháp điều trị trên. Cụ thể: thường xuyên tập thể dục, hạn chế ngồi nhiều, nhịn tiểu, thức khuya, uống bia rượu…
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu về vấn đề bệnh trĩ có tự khỏi được không, chúng tôi mong rằng các thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng tránh cũng như điều trị bệnh trĩ.