Tình trạng bệnh trĩ khi mang thai xảy ra khi các đám rối tĩnh mạch ở các mô xung quanh hậu môn trực tràng bị giãn quá mức. Trĩ gây ra nhiều phiền toái, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như tâm lý của các mẹ bầu. Qua bài viết này, chúng tôi muốn giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu về bệnh trĩ sinh thường được không? Bà bầu bị bệnh trĩ phải làm sao?
1. Bà bầu bị bệnh trĩ sinh thường được không?
Phần lớn các bà bầu đều dễ đối diện với nguy cơ mắc bệnh trĩ vì trong quá trình mang thai thường bị gia tăng áp lực ổ bụng, gia tăng nội tiết tố progesterone nên các cơ ruột dễ bị giãn. Điều này gây ra tình trạng co bóp nhu động ruột, khiến mẹ bầu có nguy cơ bị táo bón và bệnh trĩ. Thai nhi ngày càng lớn lên, gây sức ép lên các mạch máu khiến cho máu khó lưu thông và sưng phồng lên.
Bà bầu sinh bị bệnh trĩ sinh thường được không, còn phụ thuộc vào mức độ bệnh
Bà bầu bị bệnh trĩ có thể sinh thường được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể, tuy nhiên còn phụ thuộc vào mức độ bệnh như thế nào. Búi trĩ nằm ở hậu môn, nằm liền kề bộ phận sinh dục nên không gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh con tự nhiên. Chỉ những trường hợp cần thiết như trĩ sưng quá to, gây đau đớn, không thể đại tiện được, cần can thiệp của phẫu thuật thì bác sĩ mới chỉ định sinh bằng phương pháp mổ.
Việc đẻ thường ít nhiều cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ sau sinh, bởi sau quá trình rặn đẻ thì chắc chắn búi trĩ cũng sẽ thò xuống dài hơn hoặc búi trĩ cũng sẽ bị tổn thương nặng nề hơn. Chính vì vậy, với những mẹ bầu bị trĩ thì sau sinh sẽ rất đau đớn mỗi lần đi đại tiện. Trong trường hợp mẹ bầu đã bị trĩ ở giai đoạn nặng thì nên chọn phương pháp sinh mổ.
2. Bà bầu bị bệnh trĩ phải làm sao?
Khi bị trĩ ở cấp độ nhẹ, để ngăn ngừa cũng như hạn chế sự phát triển của búi trĩ, các bà bầu nên tập cho mình một số thói quen tốt và chế độ dinh dưỡng phù hợp:
Bà bầu bị bệnh trĩ nên thường xuyên vận động
– Khi đi đại tiện không nên cố hết sức rặn, không ngồi quá lâu gây áp lực lên vùng hậu môn.
– Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một khung giờ cố định để ngăn ngừa táo bón và giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.
– Ngâm hậu môn trong nước nóng từ 10 – 15 phút khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày giúp mang lại cảm giác thư thái, kích thích máu lưu thông và làm giảm cảm giác khó chịu, đau đớn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng túi nước đá chườm lên vùng cần giảm sưng.
– Hạn chế ngồi quá lâu một chỗ, tránh nằm ngửa hoặc nằm sấp, nên nằm nghiêng về một bên. Nằm nghiêng bên trái là tốt nhất để giảm máu ứ tại vùng hậu môn.
– Mẹ bầu cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau mỗi lần vệ sinh, sử dụng giấy vệ sinh mềm tránh làm tổn thương hậu môn hoặc dùng khăn bông mềm thay cho giấy vệ sinh.
– Táo bón là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ, bà bầu nên thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
– Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi và uống nhiều nước.
– Thường xuyên vận động như đi bộ, tập các bài tập nhẹ nhàng thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng độ dẻo dai cho các tĩnh mạch, giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng các bài thuốc dân gian để ngăn ngừa và phòng tái phát bệnh trĩ sau khi sinh như chữa bệnh trĩ bằng lá diếp cá, lá trầu không, lá bỏng, dầu dừa…
– Bà bầu nhất định tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi.
– Nếu bị đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu nhiều, mẹ bầu có có thể sử dụng một số loại kem bôi trĩ dùng được cho bà bầu, giúp mẹ nhanh chóng thoát khỏi khó chịu mà an toàn cho thai nhi.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bà bầu hiểu thêm những kiến thức về bệnh trĩ sinh thường được không? Để đảm bảo cho sức khoẻ của mẹ và thai nhi, mẹ bầu nên thăm khám kịp thời để kiểm soát và tránh tình trạng bệnh phức tạp hơn.