Bất kỳ ai mắc bệnh trĩ cũng đều quan tâm và mong muốn nhanh chóng tìm được câu trả lời chính xác cho một thắc mắc, đó là bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này để người bệnh phần nào yên tâm hơn trong việc điều trị bệnh.
1. Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Trĩ là chứng bệnh khá phổ biến mà hiện nay nhiều người đang mắc phải. Tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm đến tính mạng, nhưng các triệu chứng của bệnh trĩ thường gây ra nhiều phiền toái, khó chịu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng đến tinh thần của người mắc bệnh.
Bệnh trĩ có chữa được không là thắc mắc của nhiều người
1.1. Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Nếu bạn đang lo lắng và thắc mắc liệu rằng bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không thì câu trả lời đó là có. Bạn hoàn toàn có thể chữa được bệnh trĩ một cách dễ dàng nếu phát hiện ra bệnh sớm và kịp thời. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị hiện đại tại các cơ sở chuyên khoa uy tín nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Để có thể chữa dứt điểm bệnh trĩ một cách hiệu quả nhất, bạn cần nắm rõ được tình trạng bệnh của chính mình. Sau khi bạn gặp bác sĩ thăm khám và tư vấn, sẽ biết mình đang thuộc loại trĩ nào, ở cấp độ thứ mấy. Từ đó có thể lựa chọn ra các phương pháp phù hợp giúp cải thiện bệnh tốt nhất.
1.2. Các cấp độ của bệnh trĩ
Hiện nay, bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại là 2 loại trĩ phổ biến mà nhiều người thường mắc phải. Để hiểu rõ hơn nữa về bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không, trước hết bạn phải nắm được các cấp độ của bệnh trĩ để có hướng điều trị phù hợp nhất.
Trong quá trình nghiên cứu bệnh trĩ, các chuyên gia phân ra 4 cấp độ của bệnh trĩ. Việc càng phát hiện càng sớm sẽ giúp việc điều trị càng nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều. Chính vì vậy, để không gặp phải khó khăn khi điều trị người bệnh cần đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa nếu có dấu hiệu của các cấp độ bệnh trĩ dưới đây:
– Trĩ cấp độ 1: Đây là giai đoạn đầu của bệnh trĩ, thông thường người bệnh sẽ thấy xuất hiện một số dấu hiệu như: đại tiện ra máu, máu lẫn ít trong phân. Nếu đi khám, bác sĩ tiến hành nội soi niêm mạc thấy các nốt màu đỏ, mềm và có kích thước to nhỏ khác nhau. Lúc này, búi trĩ còn nhỏ nên chưa có dấu hiệu sa ra ngoài hậu môn.
– Trĩ cấp độ 2: Ở giai đoạn này, đi đại tiện sẽ ra máu nhiều hơn, có thể bị viêm nhiễm, sưng, đau rát, ngứa ngáy, khó chịu… Búi trĩ lúc này sẽ có kích thước lớn dần, lòi ra ngoài hậu môn và có thể tự co lại được. Ngoài ra, búi trĩ chuyển sang màu đỏ tím và có thể có dịch chảy ra.
Càng ở cấp độ cao bệnh trĩ càng xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn
– Trĩ cấp độ 3: Ở cấp độ này, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn và khó chịu hơn rất nhiều lần so với 2 cấp độ trên. Búi trĩ có kích thước lớn, niêm mạc dày, có màu đỏ sẫm hoặc hồng đậm, búi trĩ lòi ra và không thể co lại được, phải dùng tay ấn mới có thể thụt vào trong.
– Trĩ cấp độ 4: Búi trĩ đã lòi ra khỏi hậu môn, có dùng tay đẩy vào trong cũng không được vì cơ vòng đã bị có thắt lại. Ở cấp độ này, khiến búi trĩ bị tụ máu, tắc nghẽn, gây đau nhức, sưng to và nặng hơn có thể sa nghẹt, hoại tử búi trĩ. Do đó, người bệnh cần phát hiện sớm các triệu chứng cũng như dấu hiệu bệnh để có cách chữa trị kịp thời nhất.
2. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ nhanh nhất
Theo các bác sĩ, bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoài có thể chữa trị dứt điểm được và khỏi hẳn hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Những phương pháp điều trị tốt dành cho các giai đoạn của bệnh trĩ như sau:
2.1. Điều trị bệnh trĩ cấp độ 1 và cấp độ 2 (cấp độ nhẹ)
Ở hai cấp độ này búi trĩ vẫn còn kích thước nhỏ, cách điều trị tốt và nhanh nhất cho người bệnh là phương pháp điều trị nội khoa như dùng thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt và kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý.
Ngoài ra, người bệnh trĩ nên tập cho mình thói quen đi vệ sinh đều đặn và vào một khung giờ nhất định trong ngày. Điều này giúp phân không bị giữ quá lâu và trở nên cứng, giúp bệnh nhân đi đại tiện dễ hơn và không gây tổn thương cho búi trĩ.
Bên cạnh đó, hãy thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh như tăng cường bổ sung thêm chất xơ giúp cho hệ tiêu hoá và đi đại tiện tốt hơn, tăng cường các loại vitamin và khoáng chất để nâng cao sức khoẻ. Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thức ăn cay nóng…
Người bệnh trĩ không nên sử dụng đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia
2.2. Điều trị bệnh trĩ cấp độ 3 và cấp độ 4 (cấp độ nặng)
Trĩ độ 3 thường có xu hướng sa ra bên ngoài hậu môn và không thể tự co lại được nên dễ dẫn đến tình trạng tổn thương các tế bào xung quanh hậu môn, làm tắc nghẽn hậu môn. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị nội khoa hay các phương pháp điều trị ngoại khoa
Đối với trĩ độ 4, hầu như các phương pháp điều trị nội khoa khó giúp điều trị triệt để. Chính vì vậy, thông thường bác sĩ sẽ tư vấn tiến hành thực hiện các phương pháp điều trị ngoại khoa như thắt búi trĩ, chích xơ búi trĩ, phẫu thuật cắt búi trĩ để giảm thiểu tối đa biến chứng cũng như mang lại kết quả điều trị hiệu quả nhất.
Bài viết này phần nào đã giúp giải đáp được thắc mắc của bạn về vấn đề bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không, cũng như cách điều trị kịp thời nhất với từng cấp độ bệnh. Mong rằng bạn sẽ nhanh chóng tìm ra được biện pháp phù hợp với tình trạng bệnh của mình.