Trĩ là bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng. Dấu hiệu của bệnh trĩ giai đoạn đầu hầu như không gây nguy hiểm, xuất hiện những dấu hiệu nhẹ như ngứa, khó chịu, đau rát hậu môn… Ở giai đoạn này, người bệnh dễ dàng kiểm soát bệnh bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc sử dụng thuốc.
1. Dấu hiệu của bệnh trĩ giai đoạn đầu
Bệnh trĩ hình thành khi áp lực ở tĩnh mạch hậu môn, trực tràng tăng lên, gây phình giãn, tạo thành búi trĩ. Thực tế, trĩ là bệnh lành tính, ở giai đoạn đầu ít nguy hiểm đến sức khoẻ. Tuy nhiên, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt, tâm lý của người bệnh. Do đó, để giảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng của bệnh trĩ, người bệnh nên nhận biết được những dấu hiệu từ sớm để có biện pháp chữa trị phù hợp.
Nhận biết một số dấu hiệu của bệnh trĩ giai đoạn đầu
1.1. Dấu hiệu của bệnh trĩ giai đoạn đầu – Dấu hiệu cơ năng
Bệnh trĩ giai đoạn đầu thường xuất hiện các dấu hiệu ở mức độ nhẹ và xuất hiện không thường xuyên.
– Xuất hiện máu tươi dính trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân khi người bệnh đi đại tiện.
– Đối với trường hợp mắc trĩ ngoại, bệnh nhân có dấu hiệu bị đau rát nhẹ sau khi đi đại tiện, hơi vướng víu và cộm ở hậu môn.
– Với trường hợp mắc trĩ nội, giai đoạn này hầu như không gây đau, không khó chịu.
– Vùng niêm mạc hậu môn sưng nhẹ, đau rát và gây khó chịu cho người bệnh.
– Dịch nhầy tiết ra ở vùng da quanh hậu môn, gây ẩm ướt và ngứa. Có những trường hợp dịch nhầy lẫn trong phân mỗi khi đi ngoài.
1.2. Dấu hiệu của bệnh trĩ giai đoạn đầu – Dấu hiệu thực thể
Ngoài các dấu hiệu cơ năng để nhận biết bệnh trĩ, người bệnh cũng có thể nhận biết thông qua biểu hiện thực thể.
– Đối với trĩ ngoại giai đoạn đầu: Người bệnh nhận biết qua dấu hiệu búi trĩ hơi lồi nhẹ ra ở hậu môn, triệu chứng không rõ ràng.
– Đối với trĩ nội giai đoạn đầu: Búi trĩ nằm sau bên trong ống hậu môn và khó quan sát được bằng mắt thường.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo trĩ mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng gây khó chịu nhiều người bệnh và khó điều trị triệt để.
2. Cách chữa bệnh trĩ giai đoạn đầu
Để giảm các dấu hiệu trĩ ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp phổ biến dưới đây.
2.1. Chữa bệnh trĩ giai đoạn đầu bằng mẹo dân gian
Dấu hiệu cơ năng của bệnh trĩ giai đoạn đầu như đau rát, chảy máu, ngứa ngáy hậu môn… thường ở mức độ nhẹ. Do đó, có thể giảm những triệu chứng này bằng cách áp dụng một số mẹo sau:
Có thể sử dụng nha đam để chữa bệnh trĩ giai đoạn đầu
- Gel nha đam chữa bệnh trĩ giai đoạn đầu
Gel nha đam có vị ngọt, tính mát, thanh nhiệt cơ thể, giảm viêm, bôi trơn niêm mạc… Ngoài ra, dưỡng chất trong gel nha đam còn giúp tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột, nhuận tràng, ngừa táo bón…
Cách thực hiện:
+ Nha đam ngâm rửa sạch, loại bỏ vỏ và cạo lấy lớp gel bên trong.
+ Vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước hoặc nước muối sinh lý, sau đó lau khô với khăn mềm.
+ Sử dụng lượng gel nha đam vừa đủ thoa vào hậu môn và vùng da xung quanh.
+ Sau khi đi đại tiện, sử dụng nước muối ấm để vệ sinh lại hậu môn.
- Rau diếp cá chữa bệnh trĩ giai đoạn đầu
Trong diếp cá có thành phần decanonyl acetaldehyde và quercetin giúp tăng khả năng bảo vệ thành mạch, chống viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại và hạn chế kích thước của búi trĩ. Ngoài ra, còn phòng ngừa biến chứng trĩ ngoại tắc mạch, vỡ búi trĩ.
Cách thực hiện:
+ Lá diếp cá đem ngâm rửa sạch, phơi khô và bảo quản nơi khô ráo.
+ Lấy lượng diếp cá khô vừa đủ cho vào tách, thêm khoảng 300ml nước đun sôi, hãm trong 20 phút.
+ Uống nước lá diếp cá khi còn ấm, có thể uống ngày 2 lần sáng và tối.
- Thoa dầu dừa chữa bệnh trĩ giai đoạn đầu
Dầu dừa giúp làm dịu niêm mạc hậu môn, dễ dàng đào thải phân đi đại tiện. Vì có chứa chất chống oxy hoá nên dầu dừa thúc đẩy sản xuất tế bào mới, tái tạo tế bào hư tổn, làm bền thành mạch.
Cách thực hiện:
+ Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn.
+ Lau khô hậu môn với khăn sạch, mềm.
+ Dùng lượng dầu dừa vừa đủ thoa lên hậu môn.
+ Sử dụng bao tay kháng khuẩn để đưa dầu vừa vào bên trong ống hậu môn giúp bôi trơn, dễ dàng hơn khi đi đại tiện.
2.2. Chữa bệnh trĩ giai đoạn đầu bằng thuốc
Nếu nhận biết được dấu hiệu của bệnh trĩ giai đoạn đầu, có thể điều trị bằng biện pháp nội khoa. Khi sử dụng các mẹo dân gian mà các triệu chứng không thuyên giảm, người bệnh có thể đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chỉ định một số loại thuốc tây thích hợp.
Có thể bác sĩ sẽ kể đến một số loại như: thuốc giảm đau chống viêm, thuốc bôi làm dịu cảm giác đau ở hậu môn, thuốc co mạch, thuốc bôi sát trùng, kem bôi trĩ giúp sát khuẩn và làm lành vết thương…
Uống nhiều nước giúp bệnh trĩ giai đoạn đầu được cải thiện
2.3. Chữa bệnh trĩ giai đoạn đầu bằng cách kết hợp ăn uống và lối sống lành mạnh
Có thể áp dụng cách ăn uống và lối sống khoa học để giảm bớt áp lực tác động lên hậu môn, trực tràng và phòng ngừa bệnh trĩ phát triển theo chiều hướng xấu đi.
– Bổ sung chất xơ: Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh như rau mồng tơi, diếp cá…, củ quả tươi như khoai lang, chuối… và các loại hạt ngũ cốc.
– Uống nhiều nước mỗi ngày: Uống đủ lượng nước giúp cơ thể duy trì chất lỏng trong đường ruột, nhuận tràng và làm mềm phân…
– Hạn chế thực phẩm hoặc đồ uống gây táo bón: như các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm cay nóng, chứa chất bảo quản, rượu, bia…
– Thay đổi thói quen: Vận động thể dục đều đặn mỗi ngày khoảng 30 phút, không nên đứng hay ngồi một chỗ quá lâu.
– Tránh các hoạt động làm tăng áp lực lên hậu môn: như mang vác vật nặng, ngồi xổm, đại tiện lâu, rặn mạnh khi đi đại tiện… và nên tập thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ nhất định trong ngày.
Dấu hiệu của bệnh trĩ giai đoạn đầu thường chưa tác động nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Trĩ giai đoạn nhẹ có thể khắc phục được nhanh chóng nếu điều trị đúng cách. Để bệnh trĩ không phát triển theo chiều hướng xấu, tốt nhất người bệnh nên đi khám chuyên khoa để được chỉ định biện pháp nội khoa hay ngoại khoa thích hợp.