Khi người bệnh mắc bệnh trĩ ở cấp độ trung bình hoặc nặng thì tình trạng sa búi trĩ sẽ xảy ra. Các búi trĩ lòi ra bên ngoài gây khó chịu, đau rát hậu môn và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nếu thấy xuất hiện tình trạng này, người bệnh nên tiến hành thăm khám để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, nhanh chóng trước khi diễn tiến bệnh nguy hiểm hơn. Qua bài viết bài chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về vấn đề sa búi trĩ cũng như cách giảm sưng búi trĩ hiệu quả.
1. Sa búi trĩ có nguy hiểm không?
Sau khi sa búi trĩ hình thành, bũi trĩ có nguy cơ phát triển nhanh chóng sang cấp độ nặng và không thể tự khỏi. Nếu không có hướng điều trị, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Sa búi trĩ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời
1.1. Cơ thể bị thiếu máu
Thiếu máu chính là biểu hiện dễ nhận thất nhất của búi trĩ bị sa. Điều này xảy ra là bởi tình trạng sa búi trĩ khiến cho người mắc thường đi đại tiện bị ra nhiều máu tươi kéo dài. Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy các dấu hiệu như mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt, cơ thể suy nhược…
1.2. Ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống
Tình trạng búi trĩ bị sa khiến cho bệnh nhân đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, làm việc không tập trung, ngại sinh hoạt vợ chồng…
1.3. Sa búi trĩ làm tắc tĩnh mạch
Khi các búi trĩ phát triển mạnh và không được kiểm soát, chúng sẽ tấn công lên các mạch máu ở hậu môn, khiến quá trình lưu thông máu trở nên khó khăn, các tế bào khu vực hậu môn không được cung cấp oxy lâu ngày nên có thể dẫn đến các hiện tượng hoại tử hậu môn hoặc biến chứng thành ung thư.
1.4. Nghẹt búi trĩ
Búi trĩ sa ra ngoài, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong quá trình đi đại tiện khi đưa chất thải ra ngoài cơ thể. Khi đó, sẽ rất đau đớn, khó chịu và mệt mỏi.
1.5. Hoại tử búi trĩ
Tình trạng búi trĩ bị hoại tử là vì lưu thông máu khó khăn, vùng hậu môn ít tiếp nhận được máu đem theo oxy.
1.6. Nhiễm trùng máu
Nếu người bệnh không sớm phát hiện ra bệnh, không chữa trị kịp thời hoặc ngại đi điều trị thì búi trĩ bị sa sẽ có dấu hiệu nặng nề hơn. Từ đó, gây ra những biến chứng nguy hiểm như áp xe hậu môn, xuất huyết, hoặc nặng có thể gây nhiễm trùng máu. Những biểu hiện này đều có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
2. Biểu hiện của sa búi trĩ
Tuỳ theo mức độ của bệnh để có thể nhận biết các biểu hiện của sa búi trĩ. Cụ thể như sau:
Biểu hiện của sa búi trĩ phân biệt giữa bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại
2.1. Sa búi trĩ nội
– Trĩ nội độ 1: Lúc này các tĩnh mạch đang bắt đầu giãn nở thành các búi trĩ. Nếu mới ở mức độ này, thường khó nhận ra các dấu hiệu cụ thể, biểu hiện bệnh cũng không rõ ràng. Có một vài biểu hiện có thể nhận ra như: cảm giác cộm ở hậu môn, thỉnh thoảng đại tiện ra lượng máu nhỏ.
– Trĩ nội độ 2: Đến giai đoạn này, các biểu hiện bệnh đã lộ rõ hơn như: cảm thấy ngứa rát vùng hậu môn, đại tiện ra máu tươi nhiều hơn. Ngoài ra, trong quá trình rặn đi đại tiện thì búi trĩ có thể lòi ra ngoài nhưng sau đó có thể tự co lại vào.
– Trĩ nội độ 3: Ở mức độ này, bệnh trĩ đã có dấu hiệu nặng, đặc biệt búi trĩ sa ra ngoài không thể tự co vào được. Để búi trĩ co lại, cần dùng tay tác động trực tiếp vào búi trĩ. Lúc này, bệnh nhân luôn cảm thấy vướng víu, khó chịu, đi ngoài ra máu nhiều hơn.
– Trĩ nội độ 4: Giai đoạn này là cấp độ nặng nhất của búi trĩ bị sa. Bệnh phát triển đến giai đoạn này rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Ở độ này, biểu hiện bệnh đã rất rõ ràng, búi trĩ sa ra ngoài và không thể tự co vào được kể cả có tác động từ phía người bệnh. Ngoài ra, cảm giác đau rát, sưng tấy và máu hậu môn chảy thành giọt hoặc phun thành tia.
2.2. Sa búi trĩ ngoại
– Giai đoạn nhẹ (búi trĩ nhỏ): Khi mới chớm mắc bệnh, búi trĩ xuất hiện ở viền ngoài hậu môn. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác hơi cộm, vướng víu ở hậu môn. Khi đi đại tiện búi trĩ có thể lòi ra ngoài nhưng tự co lại được. Khi bệnh nặng hơn, các tĩnh mạch phình to và phát triển thành các búi trĩ ngoằn ngoèo ở ngoài hậu môn.
– Giai đoạn nặng (búi trĩ to): Ở giai đoạn nặng, búi trĩ có khả năng gây tắc đường hậu môn. Khi đại tiện, các búi trĩ bị cọ xát gây ra chảy mát và đau rát vùng hậu môn. Đến lúc này búi trĩ không thể tự co lại. Ngoài ra, khi búi trĩ bị viêm nhiễm, người bệnh sẽ cảm thấy cực kỳ đau rát và khó chịu. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh nhân có thể mắc các bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư trực tràng.
Như vậy, sa búi trĩ nội hay ngoại thì chúng đều gây ra đau đớn và nhiều bất tiện cho bệnh nhân. Vì thế, hãy thăm khám ngay để có cách điều trị kịp thời.
3. Cách giảm sưng búi trĩ hiệu quả
Cách giảm sưng búi trĩ bằng thay đổi thói quen sinh hoạt
Đi bộ là cách giảm sưng búi trĩ hiệu quả
– Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để tăng cường sức khoẻ và tăng sức đề kháng.
– Tránh ngồi một chỗ quá lâu, nếu phải làm trong môi trường làm việc phải ngồi trong thời gian dài thì bạn có thể vận động nhẹ nhàng bằng cách đứng lên đi lại, thực hiện động tác vươn vai.
Cách giảm sưng búi trĩ bằng thay đổi chế độ ăn uống
– Ăn uống lành mạnh: Thường xuyên ăn nhiều rau xanh, trái cây tương và các thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Hạn chế các chất béo, nhiều dầu mỡ, các loại nước uống có ga, rượu bia, thuốc lá…
– Uống nhiều nước: Ngoài nước lọc, bạn có thể sử dụng thêm các loại nước ép hoa quả, trái cây tươi để tăng cường lượng nước cho cơ thể.
– Sống lành mạnh: Giữ tâm trạng thoải mái, không suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng, ngủ đúng đủ giờ giấc. Không nhịn đại tiện, không rặn mạnh, không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh và vệ sinh sạch sẽ sau khi đi đại tiện…
– Ngoài ra, bạn nên đến kiểm tra tại các cơ sở y tế uy tín để được theo dõi và kiểm soát tình trạng bệnh.
Trên đây là những thông tin về những biến chứng nguy hiểm, biểu hiện và cách giảm sưng búi trĩ. Trong trường hợp bệnh không thuyên giảm, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được chẩn đoán và điều trị.