Nhiều người mắc bệnh trĩ thường dấu diếm không dám chia sẻ với ai và có nguy cơ cản trở sinh hoạt, tâm lý bị ảnh hưởng, biến chứng đối với sức khỏe rất cao. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin về các biến chứng của bệnh trĩ và phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả.
1. 7 biến chứng của bệnh trĩ không thể bỏ qua
Trĩ là bệnh ở vùng kín nên nhiều người ngại đi khám và điều trị. Đến khi bệnh tiến triển nặng nề, nếu không được điều trị, bệnh trĩ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, trĩ là căn bệnh không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn khiến người bệnh luôn mất tự tin khi tiếp xúc với người khác. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm mà bạn không thể ngờ tới.
1.1. Biến chứng của bệnh trĩ – Thiếu máu
Chảy máu mỗi lần đi đại tiện là triệu chứng thường gặp nhất ở người bị bệnh trĩ. Nếu ở giai đoạn nhẹ, lượng máu ít chỉ thấm trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân, tuy nhiên ở giai đoạn nặng lượng máu chảy sẽ thành giọt hoặc thành tia.
Bệnh trĩ nguy hiểm không? Khi người bệnh mất lượng máu quá lớn, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như: mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao… thậm chí thiếu máu có thể dẫn đến ngã quỵ ở tư thế đứng.
Chảy máu mỗi lần đi đại tiện dẫn đến thiếu máu là biến chứng của bệnh trĩ
1.2. Biến chứng bệnh trĩ – Sa nghẹt búi trĩ
Sa nghẹt búi trĩ là một trong những biến chứng phổ biến nhất trong bệnh trĩ. Khi phát triển quá lớn búi trĩ sẽ chèn ép lên các cơ vòng, gây tắc nghẽn và cản trở quá trình lưu thông máu. Người bệnh luôn cảm thấy đau đớn khi chạm phải búi trĩ và việc đi đại tiện cũng gặp không ít khó khăn.
1.3. Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ – Rối loạn chức năng hậu môn
Khi búi trĩ ngày càng lớn dần sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến việc đào thải các chất thải ra khỏi cơ thể. Từ đó, các cơ bị chèn ép nên việc co thắt hậu môn cũng gặp không ít khó khăn cho người bệnh.
1.4. Biến chứng của bệnh trĩ – Nhiễm trùng máu
Khi bệnh phát triển đến ở giai đoạn nặng thì khi đi đại tiện tình trạng máu có thể bắn thành tia. Nếu để tình trạng này kéo dài, sẽ khiến người bệnh rơi vào tình trạng thiếu máu một cách trầm trọng và có thể bị viêm nhiễm tại chỗ chảy máu gây nhiễm trùng máu.
1.5. Biến chứng bệnh trĩ – Viêm nhiễm hoặc hoại tử búi trĩ
Khi hậu môn hoạt động để đào thải các chất thải ra khỏi cơ thể thì các búi trĩ liên tục tiết dịch ra ngoài, gây ra tình trạng viêm nhiễm. Tình trạng này xảy ra liên tục mà không được cải thiện kịp thời có thể khiến cho búi trĩ bị lở loét, thậm chí bị hoại tử và làm ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.
Viêm nhiễm là biến chứng bệnh trĩ
1.6. Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ – Tắc mạch bệnh trĩ nội
Biến chứng này sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau ở hậu môn, cảm giác như có vật chắn ngang hậu môn và gợn cộm lên. Lúc này, người bệnh ấn tay vào trực tràng sẽ cảm nhận có cục cứng. Trong trường hợp người bệnh đi nội soi, siêu âm sẽ nhìn thấy búi trĩ phồng lên, rạch nhẹ và khối đó sẽ có cục máu đông bật ra ngoài.
1.7. Biến chứng của bệnh trĩ – Tắc mạch bệnh trĩ ngoại
Đây là tình trạng khi có cục máu đông ở trong lòng mạch máu hoặc có bọc máu xuất hiện. Sau một thời gian bọc máu đông đó sẽ được bao bọc bởi một màng mỏng, dính chặt và rất khó bóc tách. Khi đi khám, nếu phát hiện ra ở hậu môn có một khối kích thước khoảng bằng hạt đậu khiến người bệnh bị đau rát thì khi rạch cục máu đông người bệnh sẽ thấy dễ chịu, tuy nhiên có thể bị loại tử ở phần da phía trên và bị rỉ máu.
2. Cách phòng tránh các biến chứng của bệnh trĩ
Trĩ là bệnh ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt ngày càng trẻ hoá. Bệnh trĩ xuất phát từ những thói quen không tốt trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Chúng ta hoàn hoàn có thể có những biện pháp phòng bệnh trĩ hoặc phòng bệnh trĩ tái phát ngay tại nhà và nơi làm việc.
2.1. Tránh ngồi quá lâu
Theo các chuyên gia, tỷ lệ mắc trĩ ở người ít vận động lên đến 70%. Vậy nên việc thay đổi thói quen làm việc này rất quan trọng, trung bình cứ khoảng 50 phút bạn nên đứng lên vận động 5-10 phút. Việc đứng lên vận động giúp cho dòng máu lưu thông tốt hơn, đồng thời giảm áp lực cho vùng hậu môn, từ đó sẽ hạn chế sự hình thành búi trĩ.
Để phòng bệnh trĩ bạn không nên ngồi quá lâu
2.2. Đi đại tiện vào thời gian cố định
Đây là một thói quen tốt để cân bằng chức năng của hệ tiêu hoá, tuy nhiên thường có ít người chú ý đến thói quen này. Việc đi đại tiện vào một thời điểm cố định trong ngày có thể ngừa táo bón. Không nên dùng lực mạnh khi đi vệ sinh bởi có thể làm vùng hậu môn bị tổn thương.
2.3. Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ
Để phòng tránh tình trạng viêm nhiễm hậu môn gây trĩ, nên sử dụng các loại khăn giấy mềm để lau hoặc rửa sạch bằng nước, tránh cọ xát gây xước vùng quanh hậu môn.
2.4. Tập thể dục thường xuyên
Nguy cơ bị trĩ ở những người ít vận động rất cao, chính vì vậy cần xây dựng một kế hoạch vận động. Sau mỗi bữa ăn, không nên nằm ngay mà nên đi lại nhẹ nhàng để thức ăn tiêu hoá, tránh táo bón. Mục đích của việc tập thể dục là giúp cho dòng máu lưu thông, tránh áp lực dồn nén vùng hậu môn.
2.5. Cách ăn uống phòng bệnh trĩ
Táo bón chính là nguyên nhân gây trĩ phổ biến nhất, bởi vậy mà chế độ ăn ngừa táo bón là một biện pháp phòng bệnh hữu dụng nhất. Trong chế độ ăn hàng ngày phải bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau cải, củ cải, khoai tây, cà rốt, bí đỏ, cam, táo… Ngoài ra, uống nhiều nước cũng là cách ngừa táo bón hiệu quả.
Hạn chế sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, đồ uống có ga, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ… Những thực phẩm này không chỉ phá huỷ dạ dày, mà còn khiến thức ăn khó tiêu gây ra tình trạng táo bón.
Vì bệnh trĩ xuất hiện ở hậu môn nên thời gian đầu các triệu chứng chưa rõ ràng, khiến nhiều người không biết những biến chứng của bệnh trĩ. Thực tế, đây là căn bệnh nguy hiểm, tác hại của bệnh trĩ với sức khoẻ và đời sống là rất lớn, bởi vậy hãy xây dựng kế hoạch phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.