Trĩ là bệnh lý phổ biến là vậy nhưng thực tế hiện có rất nhiều người âm thầm chịu đựng căn bệnh “khó nói” này. Qua bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng của bệnh trĩ và giúp bạn nhận ra rằng cách phòng bệnh trĩ hiệu quả hiện nay.
1. Phân loại bệnh trĩ
Bệnh trĩ là bệnh của hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn.
Bệnh trĩ được chia làm 2 loại tùy theo vị trí của búi trĩ:
1.1. Bệnh trĩ nội
Là do đám rối tĩnh mạch nằm ở phía trong hậu môn bị giãn quá mức và phình to ra. Ở giai đoạn đầu, búi trĩ thường là một khối rất nhỏ, nằm ở bên dưới đường lược và được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp. Sau khi bệnh phát triển, búi trĩ sẽ to dần ra và có hiệu tượng bị sa ra bên ngoài.
Trĩ nội nằm ở trong hậu môn, thường ít gây đau ở giai đoạn nhẹ, ban đầu thường chưa nhìn thấy búi trĩ mà chỉ thấy hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện. Ngoài ra, có cảm giác nặng, đau rát, chảy dịch ở hậu môn, sau đó mới thấy có sa búi trĩ.
Phân biệt bệnh trĩ nội và trĩ ngoại
1.2. Bệnh trĩ ngoại
Là hiện tượng các đám rối tĩnh mạch ở dưới đường lược bị giãn ra và bị gấp khúc, che phủ bởi một lớp da mỏng đó là búi trĩ. Khi nhìn có thể thấy các tĩnh mạch trĩ rất nhỏ và mảnh, đan xen và chống chéo nhau trong búi trĩ.
Trĩ ngoại tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh sẽ gây ngứa ngáy, vướng víu và khó khăn trong đời sống sinh hoạt. Nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời và dứt điểm có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu…
2. 4 triệu chứng của bệnh trĩ không thể coi thường
Trĩ là một bệnh rất phổ biến, tùy theo mức độ tiến triển của bệnh mà sẽ có triệu chứng từ nhẹ đến nặng hoặc cũng có thể không có triệu chứng của trĩ rõ ràng. Tuy nhiên, đa số sẽ gây ngứa, khó chịu và chảy máu hậu môn ở người bệnh. Khi ở giai đoạn đầu, bệnh trĩ thường rất khó phát hiện, chỉ đến khi tình trạng bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn hoặc đi khám tại cơ sở y tế thì mới biết mình đã mắc bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng bị trĩ kinh điển:
2.1. Triệu chứng của bệnh trĩ – Chảy máu
Chảy máu là triệu chứng bị trĩ sớm nhất và thường gặp nhất trong bệnh trĩ. Có thể chảy máu không kèm đau trong quá trình đi đại tiện, ban đầu bạn sẽ thấy một lượng nhỏ máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Về sau khi rặn nhiều, máu chảy thành tia hoặc giọt. Nặng hơn nữa là khi ngồi xổm cũng bị chảy máu.
Chảy máu khi đi vệ sinh là triệu chứng bệnh trĩ điển hình
2.2. Triệu chứng của bệnh trĩ – Ngứa và đau rát
Bệnh trĩ gây ra triệu chứng hậu môn có dịch nhầy ngứa ngáy, dịch này bài tiết ở niêm mạc ống hậu môn và thường kèm theo mùi khó chịu và ngứa ngáy.
Cảm giác này có thể chỉ xuất hiện cao điểm trong và sau khi đi vệ sinh, ngoài ra có thể đau âm ỉ suốt cả ngày. Triệu chứng bị trĩ này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
2.3. Triệu chứng của bệnh trĩ – Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn
Khi đi vệ sinh, nếu thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn thì đó là triệu chứng của bệnh trĩ. Búi trĩ có thể tự động thụt lên hoặc dùng tay đẩy lên. Nặng hơn nữa là không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu đi đi đứng và làm việc nặng, bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
2.4. Triệu chứng của bệnh trĩ – Nặng tức, mót rặn
Nếu ngồi hay đi vệ sinh, bạn có cảm giác nặng tức ở vùng hậu môn và lúc nào cũng mót thì đó là triệu chứng cảnh báo bạn đang có nguy cơ bị trĩ.
Vì các triệu chứng bệnh trĩ này của bệnh trĩ thường xuất hiện vào giai đoạn sớm, nên người bệnh thường nhầm lẫn với một số bệnh khác ở vùng hậu môn. Khi phát hiện ra các triệu chứng nói trên, người bệnh không được chủ quan mà phải đến khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
3. Cách phòng bệnh trĩ hiệu quả
Cách phòng tránh bệnh trĩ tốt nhất là hạn chế các yếu tố làm tăng áp lực hậu môn như chống táo bón, giữ cho phân mềm để chúng dễ dàng đi qua lỗ hậu môn. Để ngăn ngừa và giảm triệu chứng trĩ, hãy áp dụng các cách phòng tránh dưới đây:
3.1. Chế độ ăn uống khoa học giúp giảm triệu chứng trĩ
– Uống nhiều nước: Mỗi ngày bạn nên uống ít nhất 1,5-2 lít nước.
– Ăn nhiều chất xơ có tác dụng làm mềm phân, hạn chế táo bón.
– Hạn chế ăn các đồ ăn chứa nhiều muối, cay nóng, cà phê, rượu, chứa cafein…
– Bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt như gan động vật, hạt điều, hạnh nhân để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở người bệnh bị chảy máu kéo dài.
Ăn nhiều chất xơ là cách phòng bệnh trĩ hiệu quả
3.2. Chế độ sinh hoạt hợp lý giúp giảm triệu chứng bị trĩ
– Tránh rặn mạnh khi đi đại tiện, tránh khuân vác vật nặng.
– Tập thể dục thường xuyên: Có thể áp dụng phương pháp tập thể dục như đi bộ nhanh 20-30 phút mỗi ngày giúp kích thích tăng nhu động ruột, giảm táo bón. Đồng thời, tránh các bài tập thể dục nặng như tập tạ, tập thể hình.
– Hạn chế ngồi xổm gây ứ máu tại vùng tĩnh mạch trĩ và ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở khoang xương chậu.
– Không nhịn khi có nhu cầu đi vệ sinh: Mọi người nên tạo thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm cố định trong ngày và tránh ngồi lâu khi đi vệ sinh vì ngồi lâu sẽ tăng áp lực lên vùng tĩnh mạch của hậu môn. Ngoài ra, bạn nên sử dụng giấy lau mềm hoặc rửa nước sạch nhẹ nhàng để giảm tình trạng cọ xát, dị ứng làm tổn thương hậu môn.
– Giảm cân nếu bạn đang thừa cân: Sở hữu một thân hình cân đối sẽ giảm áp lực lên các tế bào và mạch máu tại vùng hậu môn và trực tràng.
– Đối với phụ nữ có thai: Nên nằm nghiêng một bên để giảm sức ép của bào thai lên vùng trực tràng hậu môn.
Bệnh trĩ rất phổ biến, bởi vậy ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Hy vọng bài viết đã cung cấp được những thông tin hữu ích về triệu chứng của bệnh trĩ và cách phòng tránh. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có một trong 4 triệu chứng kể trên.