Trĩ là bệnh khá phổ biến, đứng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn nên gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, vì bệnh xảy ra ở vùng kín nên nhiều người ngại và để bệnh phát triển đến giai đoạn nặng mới bắt đầu thăm khám, ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Qua bài này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về nguyên nhân bệnh trĩ và cách chữa trĩ hiệu quả.
1. 8 nguyên nhân bệnh trĩ
Nguyên nhân bệnh trĩ chủ yếu bắt nguồn từ việc tăng áp lực quá mức lên vùng hậu môn khiến hệ thống hậu môn sưng phồng lên. Cùng tìm hiểu rõ hơn về một số nguyên nhân gây trĩ:
1.1. Nguyên nhân bệnh trĩ do thường xuyên rặn khi đại tiện
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ, tình trạng táo bón khiến quá trình đẩy chất thải ra bên ngoài khó khăn hơn dẫn đến việc thường xuyên rặn quá mức. Việc này gây tổn thương các tĩnh mạch trong hậu môn, từ đó hình thành các búi trĩ.
Khi xảy ra tình trạng này người bệnh nên chủ động thay đổi các thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt của mình, giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh trĩ.
1.2. Nguyên nhân bị trĩ do ngồi xổm hoặc đi đại tiện quá lâu
Thói quen này khiến cho tĩnh mạch xung quanh vùng hậu môn bị phồng lên liên tục, khiến khu vực hậu môn xuất huyết và hình thành búi trĩ. Thậm chí búi trĩ còn từng bước phát triển và lòi ra bên ngoài hậu môn khiến bệnh trĩ trở nên trầm trọng hơn.
1.3. Nguyên nhân gây bệnh trĩ do táo bón thường xuyên
Táo bón cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ nhiều nhất. Tình trạng này nếu diễn ra liên tục sẽ bào mòn lớp niêm mạc khiến hậu môn sưng tấy, chảy máu khi đi đại tiện và hình thành búi trĩ. Do đó, những người bị táo bón kéo dài có nguy cơ mắc phải bệnh trĩ cao hơn bình thường.
1.4. Nguyên nhân gây trĩ do giao hợp qua đường hậu môn
Việc giao hợp qua đường hậu môn sẽ gây ra các tổn thương hệ tĩnh mạch do những tác động mạnh. Ngoài ra, việc giao hợp làm cho các khối cơ vùng hậu mô bị kéo giãn ra và hình thành các búi trĩ từ bên trong hậu môn ra bên ngoài.
1.5. Nguyên nhân bệnh trĩ do mang thai
Phụ nữ khi mang thai, vùng xương chậu của mẹ phải chịu áp lực rất lớn thì thai nhi, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ. Áp lực đó làm giãn tĩnh mạch vùng hậu môn, quá trình tuần hoàn máu bị cản trở dẫn đến hình thành búi trĩ.
1.6. Nguyên nhân bị bệnh trĩ do béo phì
Thừa cân béo phì và thói quen lười vận động khiến cho người béo phì có nguy cơ bị bệnh trĩ cao hơn người bình thường.
1.7. Nguyên nhân bệnh trĩ do chế độ ăn uống thiếu khoa học
Chế độ ăn thiếu chất xơ và uống ít nước làm tăng nguy cơ bị táo bón. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục và kéo dài sẽ làm tổn thương tĩnh mạch vùng hậu môn, dẫn đến việc hình thành búi trĩ.
1.8. Nguyên nhân bị trĩ do cao tuổi
Những người từ 40 tuổi trở lên có nhiều nguy cơ mắc bệnh trĩ hơn người trẻ, do cấu trúc mô nâng đỡ tĩnh mạch ở hậu môn bị lão hoá theo thời gian.
2. Chữa bệnh trĩ như thế nào cho hiệu quả?
Bệnh trĩ có thể gây ra những hậu quả khó lường, nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và đời sống sinh hoạt cũng như công việc của người bệnh. Sau đây là một số phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả hiện nay.
2.1. Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp nội khoa
Điều trị nội khoa thường được áp dụng cho người bệnh trĩ độ I và II.
– Bổ sung vào bữa ăn hàng ngày nhiều chất xơ như rau củ quả, bột mì, ngũ cốc… và uống nhiều nước giúp làm mềm phân, đẩy lùi tình trạng táo bón.
– Tránh tình trạng rặn khi đi đại tiện để tránh trường hợp bị sa búi trĩ.
– Ngâm hậu môn trong 10 phút với nước ấm 2 – 3 lần/ngày.
– Sử dụng các loại thuốc điều trị trĩ như thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt… để giảm triệu chứng đau rát, chảy máu hậu môn…
– Sử dụng một số loại thảo dược để chữa bệnh trĩ tại nhà như lá diếp cá, nha đam, dầu dừa…
2.2. Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp ngoại khoa
Những người bệnh trĩ mức độ nặng thường phải điều trị bằng phương pháp ngoại khoa là thủ thuật hoặc phẫu thuật.
– Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Phương pháp này phù hợp với búi trĩ nội nhỏ và sa ra ngoài khi đi đại tiện. Vòng cao su nhỏ được thắt vào gốc búi trĩ, ngăn cản máu lưu thông vào búi trĩ và cắt đứt búi trĩ. Búi trĩ và vòng cao su sẽ dần dần rụng và rời ra ngoài trong vài ngày, vết thương hồi phục sau đó từ 1 – 2 tuần. Thủ thuật này thường thực hiện nhiều lần để đạt kết quả điều trị tốt.
– Chích xơ búi trĩ: Phương pháp này áp dụng cho những trường hợp búi trĩ chảy máu và chưa bị lòi ra bên ngoài. Chích xơ trĩ thường không đau và làm cho xơ trĩ bị cứng lại.
– Mổ trĩ bằng máy cắt nối: Kỹ thuật mổ này sử dụng máy cắt nối niêm mạc vùng hậu môn trực tràng, giúp cho búi trĩ được kéo lên vào trong hậu môn và teo dần đi. Tuy nhiên, không thể cắt bỏ những búi trĩ ngoại.
– Cắt trĩ, phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ: Là phương pháp cắt bỏ triệt để cả trĩ nội và trĩ ngoại. Bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp này khi:
+ Các cục máu đông hình thành làm tắc mạch trĩ ngoại.
+ Sử dụng phương pháp thắt trĩ bằng vòng cao su không thành công.
+ Trĩ sa ra bên ngoài hậu môn mà không đẩy lại vào bên trong được.
+ Trĩ chảy máu nhiều mà điều trị nội khoa và thủ thuật chưa thành công.
Nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ thường xuất phát từ việc bị gia tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch ở khu vực hậu môn. Chính vì vậy, hiểu rõ về các nguyên nhân bệnh trĩ trong bài viết trên để tìm ra hướng điều trị kịp thời và phù hợp nhất.