Trĩ là bệnh lý cần được xử lý càng sớm càng tốt, để tránh gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Về mặt y học, người mắc bệnh trĩ là hiện tượng khi cơ thể có sự giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ, bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Tìm hiểu các nguyên nhân gây trĩ đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.
1. 6 nguyên nhân gây trĩ
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, bệnh trĩ là bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh thuộc về đại trực tràng ở nước ta. Tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Do đó, xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, sẽ giúp cho quá trình điều trị hiệu quả hơn.
Táo bón chính là nguyên nhân gây trĩ phổ biến nhất
1.1. Nguyên nhân gây trĩ do táo bón
Người bị táo bón thường cố hết sức rặn khi đi đại tiện để tống phân ra ngoài, điều này gây ra áp lực gấp 10 lần lên lòng ống hậu môn. Lâu dần sẽ tạo điều kiện hình thành nên bệnh trĩ, theo thời gian kích thước búi trĩ sẽ to lên dần theo thời gian, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của người bệnh.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng táo bón, hãy hạn chế rặn khi đi đại diện và bổ sung vào bữa ăn của mình thêm các thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao.
1.2. Nguyên nhân gây ra táo bón do hội chứng lỵ
Những người mắc hội chứng lỵ có tần suất đi đại tiện rất cao, phải rặn nhiều nên gia tăng áp lực ổ bụng, đây là nguyên nhân gây ra tình trạng hình thành búi trĩ. Ngoài ra, hội chứng này còn có một số triệu chứng khác như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản… cũng gây áp lực lên ổ bụng và ống hậu môn.
Khi thấy dấu hiệu của hội chứng lỵ, bạn không nên chủ quan mà hãy tìm cách làm giảm tình trạng này. Nếu không có dấu hiệu thuyên giảm mà kéo dài lâu ngày, bạn cần nhận được sự tư vấn và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
1.3. Nguyên nhân bị trĩ do thói quen sinh hoạt
Đứng hay ngồi quá lâu một tư thế cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Bởi vậy mà các ngành nghề như nhân viên văn phòng, tài xế lái xe hay thợ may thường có tỷ lệ mắc cao hơn nghề khác.
Nếu đặc thù công việc của bạn là phải ngồi hay đứng nhiều, thì nên thường xuyên vận động để ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh trĩ nhanh chóng.
Ngồi quá lâu một tư thế cũng là nguyên nhân bị trĩ
1.4. Nguyên nhân gây trĩ do tuổi tác
Ở độ tuổi càng cao thì quá trình lão hoá cơ thể càng diễn ra mạnh mẽ, các mô cơ ở khu vực hậu môn cũng do vậy mà lão hoá nhanh chóng. Chính vì vậy, tỷ lệ người có độ tuổi trung niên và cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao hơn người trẻ.
Để giảm tải tình trạng này xảy ra, các đối tượng này nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống phù hợp, cũng như thói quen sinh hoạt khoa học.
1.5. Nguyên nhân bị bệnh trĩ cho chế độ ăn uống
Những người mắc bệnh trĩ thường ăn quá ít chất xơ và thực phẩm chứa các vitamin, điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Trong các bữa ăn hàng ngày, bạn nên xây dựng lại thực đơn ăn uống, bổ sung thêm nhiều rau xanh và trái cây tươi. Ngoài ra, nên uống nhiều nước để quá trình tiêu hoá được diễn ra thuận lợi hơn.
Người bệnh trĩ nên ăn nhiều rau xanh để giảm thiểu các nguyên nhân bệnh trĩ
1.6. Nguyên nhân bệnh trĩ do hậu môn trực tràng có u bướu
Những người mắc bệnh ung thư trực tràng, hoặc có xuất hiện u bướu ở vùng tiêu khung sẽ chèn ép lên các tĩnh mạch hậu môn. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân nguy hiểm gây nên bệnh trĩ.
2. Biến chứng của bệnh trĩ
Trĩ là bệnh có thể diễn ra ở một giai đoạn hoặc có thể kéo dài suốt cuộc đời. Có những người không phát hiện sớm mình bị trĩ, chỉ đến khi búi trĩ phát triển lớn, gây đau đớn, chảy máu thì mới đi thăm khám. Tuy nhiên, để đến giai đoạn nặng quá trình điều trị sẽ khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều, và có thể xảy ra nhiều biến chứng.
2.1. Thiếu máu
Hiện tượng chảy máu hậu môn khi đi đại tiện có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, có những người máu chảy nhiều thành giọt hoặc phun thành tia dễ dẫn đến thiếu máu mãn tính. Chính vì vậy mà người bệnh thường hay chóng mặt, mệt mỏi, căng thẳng, da xanh xao…
Biến chứng thiếu máu khi bị trĩ khiến người bệnh mệt mỏi, chóng mặt
2.2. Trĩ sa nghẹt
Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn và không thể tự thụt vào trong hoặc dùng tay đẩy cũng không vào, biến chứng này có thể gây tắc các mạch máu. Bệnh nhân thấy búi trĩ sưng to, căng đỏ và rất đau đớn, nếu kéo dài có thể dẫn tới biến chứng hoại tử búi trĩ rất nguy hiểm.
2.3. Tắc mạch trĩ
Biến chứng này do cục máu đông hình thành trong mạch máu của búi trĩ, khiến cho tình trạng máu lưu thông bị ứ trệ gây đau đớn cho người bệnh.
2.4. Viêm loét, nhiễm trùng hậu môn
Việc vùng da quanh hậu môn bị viêm, gây ngứa ngáy, đau rát ở vùng hậu môn gây ra các biến chứng khó lường. Nhiễm trùng xảy ra khi có các vết loét hoặc hoại tử búi trĩ, làm vết thương tiếp xúc với lượng lớn vi trùng.
Đa số người bệnh đều cho rằng bệnh trĩ có thể tự khỏi hoặc tự điều trị được tại nhà, không cần hoặc e ngại đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, chính điều này khiến cho tình trạng bệnh nặng thêm, điều trị khó khăn hơn. Bởi vậy, bạn hãy tìm hiểu kỹ các nguyên nhân gây trĩ trong bài viết trên, để tìm ra hướng giải quyết phù hợp đối với tình trạng của mình.